Chế độ ăn sau niềng răng
Sau khi niềng răng sẽ rất nhạy cảm, vì vậy cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để giảm bớt sự khó chịu và tránh làm hỏng mắc cài hoặc dây niềng. Nha khoa Quốc tế ATHENA sẽ chỉ cho bạn 1 số hướng dẫn để có chế độ ăn uống phù hợp với răng nhé:
1. Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm mềm: Sau khi mới niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau và khó chịu, vì vậy nên chọn các loại thực phẩm mềm và dễ nhai như:
- Súp
- Cháo, cơm nát
- Khoai tây nghiền
- Bánh mì mềm
- Trứng (trứng luộc, trứng ốp la)
- Sữa chua
- Sinh tố trái cây
- Mì, nui mềm
Thực phẩm dễ tiêu hóa: Trái cây chín mềm (chuối, bơ, dưa hấu) và rau củ đã được nấu chín kỹ cũng là những lựa chọn tốt.
2. Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm cứng hoặc dai: Những thực phẩm này có thể gây hỏng dây cung hoặc làm bật mắc cài, chẳng hạn như:
- Kẹo cứng, kẹo dẻo
- Bánh mì cứng hoặc bánh quy
- Thịt khô hoặc các loại thức ăn dai
- Hạt cứng, ngũ cốc nguyên hạt
- Đá, hoặc nhai vật cứng (như bút, móng tay)
Thực phẩm dính: Những thực phẩm như caramel, kẹo dẻo, bơ lạc dính có thể mắc vào mắc cài và gây khó khăn trong việc làm sạch răng.
Thực phẩm có đường cao: Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường (bánh kẹo, soda) để tránh sâu răng, vì niềng răng làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.
3. Uống nhiều nước
Giữ răng miệng luôn sạch sẽ bằng cách uống nước thường xuyên. Nước giúp rửa sạch thức ăn còn sót lại và giảm nguy cơ sâu răng.
4. Vệ sinh răng miệng
Sau khi ăn, hãy đánh răng kỹ lưỡng và sử dụng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng cho người niềng răng để làm sạch thức ăn mắc kẹt trong mắc cài.
Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách sau khi niềng răng sẽ giúp bạn không chỉ giảm đau mà còn bảo vệ tốt cho quá trình điều trị niềng răng của mình.
Nha khoa Quốc tế ATHENA sẽ luôn cùng bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng. Hãy CMMT trực tiếp dưới bài viết hoặc INBOX trực tiếp cho Nha khoa để được tư vấn và hỡ trợ nhé!
Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?
Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.