1

Vô niệu là gì? Điều trị bằng cách nào?

Vô niệu (anuria) là tình trạng thận không tạo ra nước tiểu. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh bị thiểu niệu (lượng nước tiểu quá ít) trước khi bị vô niệu.
Vô niệu là gì? Điều trị bằng cách nào? Vô niệu là gì? Điều trị bằng cách nào?

Đi tiểu là cơ chế để cơ thể đào thải chất thải và nước dư thừa. Thận tạo ra từ 1 đến 2 lít nước tiểu mỗi ngày. Khi không đi tiểu, chất thải, nước thừa và chất điện giải sẽ tích tụ trong cơ thể. Việc đi tiểu quá ít hoặc hoặc hoàn toàn không đi tiểu sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe đang mắc. Điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân chính gây vô niệu là bệnh thận cấp tính (chức năng thận giảm đột ngột) hoặc bệnh thận mạn tính (chức năng thận giảm từ từ). Vô niệu cũng có thể xảy ra do các bệnh lý khác gây tổn thương thận. Hãy đi khám ngay khi không thể đi tiểu. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây vô niệu

Các nguyên nhân gây vô niệu gồm có:

  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể gây nhiễm toan ceton và tình trạng này có thể dẫn đến vô niệu do suy thận cấp.
  • Cao huyết áp (tăng huyết áp): Theo thời gian, cao huyết áp không được kiểm soát sẽ làm hỏng các động mạch xung quanh thận và điều này làm suy giảm chức năng thận.
  • Suy thận: Đây là tình trạng thận không còn khả năng lọc máu và tạo ra nước tiểu.
  • Bệnh thận mạn: Là khi chức năng thận bị suy giảm từ từ.
  • Sỏi thận: Những khối rắn hình thành từ tinh thể khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi thận có thể có kích thước lớn, gây tắc nghẽn, dẫn đến đau đớn, tiểu khó và thậm chí là không thể đi tiểu.
  • U thận: Khối u không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của thận mà còn có thể cản trở việc đi tiểu.

Chẩn đoán nguyên nhân gây vô niệu

Để chẩn đoán nguyên nhân gây vô niệu, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng khác như phù nề (do giữ nước), tiểu khó, ít đi tiểu, có máu trong nước tiểu và mệt mỏi.

Sau đó sẽ phải tiến hành các phương pháp chẩn đoán gồm có:

  • Sinh thiết: lấy một mẫu mô nhỏ từ thận và kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường hay không
  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ chất thải
  • Chụp CT: sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Có thể chỉ chụp CT đường tiết niệu hoặc toàn bộ cơ thể
  • Chụp MRI: sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh của thận
  • Xạ hình thận: sử dụng y học hạt nhân để đánh giá chức năng thận
  • Xét nghiệm nước tiểu

Biến chứng của vô niệu

Nếu không được điều trị, vô niệu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Vô niệu có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và tình trạng này có thể gây tử vong. Nguy cơ tổn thương thận vĩnh viễn đặc biệt cao trong những trường hợp vô niệu do suy thận cấp.

Điều trị vô niệu

Việc điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây vô niệu.

Người mắc bệnh thận có thể phải lọc máu để loại bỏ nước thừa và chất thải khỏi cơ thể. Trong trường hợp nước tiểu bị ứ lại trong thận do tắc nghẽn thì sẽ phải đặt stent niệu quản để dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Giải pháp điều trị cuối cùng là phẫu thuật ghép thận.

Những người bị cao huyết áp hoặc tiểu đường cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh. Thay đổi thói quen sống, chẳng hạn như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và hạn chế căng thẳng cũng là những điều cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh. Khi nguyên nhân gốc rễ được kiểm soát, tình trạng vô niệu sẽ cải thiện.

Nếu nguyên nhân gây vô niệu là do sỏi thận hoặc khối u thì sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật. Loại bỏ sỏi thận hoặc khối u sẽ giúp nước tiểu chảy qua đường tiết niệu dễ dàng hơn và cải thiện chức năng thận. Trong trường hợp nguyên nhân do ung thư thì các phương pháp điều trị gồm có phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, tùy theo kích thước khối u và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Vô niệu có chữa khỏi được không?

Nhìn chung, điều này phụ thuộc vào:

  • nguyên nhân gây vô niệu
  • vấn đề được phát hiện sớm hay muộn
  • các biến chứng liên quan đến thận

Cần đi khám ngay khi nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào về tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu cũng như cảm giác khi đi tiểu. Bất kể nguyên nhân gây vô niệu là gì, càng phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng và tiên lượng sẽ càng khả quan.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sa niệu đạo điều trị bằng cách nào?
Sa niệu đạo điều trị bằng cách nào?

Sa niệu đạo là tình trạng một phần niệu đạo lệch khỏi vị trí bình thường và đẩy vào âm đạo. Trong những trường hợp nghiêm trọng, niệu đạo còn tụt hẳn xuống dưới và nhô ra ngoài qua lỗ niệu đạo.

Hẹp niệu đạo điều trị bằng cách nào?
Hẹp niệu đạo điều trị bằng cách nào?

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Đường kính niệu đạo trung bình ở người trưởng thành là 4 – 6mm, đủ rộng để nước tiểu chảy qua dễ dàng. Niệu đạo bị thu hẹp sẽ gây cản trở dòng nước tiểu. Hẹp niệu đạo chủ yếu xảy ra ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hẹp niệu đạo.

Trào ngược bàng quang - niệu quản điều trị bằng cách nào?
Trào ngược bàng quang - niệu quản điều trị bằng cách nào?

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào một hoặc cả hai niệu quản (ống nối bàng quang với thận).

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn là gì và điều trị bằng cách nào?
Ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn là gì và điều trị bằng cách nào?

Trong những trường hợp bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển và trở nên kháng cắt tinh hoàn, còn nhiều phương pháp điều trị khác có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, mặc dù các phương pháp này không thể chữa khỏi ung thư. Mục tiêu điều trị chính là ngăn ung thư lan từ tuyến tiền liệt đến các bộ phận ở xa trong cơ thể như cột sống, phổi và não (di căn).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây