1

Viêm tế bào ổ mắt ở trẻ em

Trong một số trường hợp hiếm, viên tế bào ổ mắt có thể phát triển thành viêm tế bào hốc mắt - một vấn đề nghiêm trọng có liên quan đến các mô sâu hơn quanh nhãn cầu.
Viêm tế bào ổ mắt ở trẻ em Viêm tế bào ổ mắt ở trẻ em

Viêm tế bào ổ mắt là gì?

Viêm tế bào ổ mắt là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được ở mí mắt và các mô xung quanh nhãn cầu. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt và không lan sang mắt bên kia. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm tế bào ổ mắt ở trẻ em

Viêm tế bào ổ mắt có thể xảy ra khi các vi khuẩn gây nhiễm trùng (như tụ cầu hoặc streptococcus) được đưa vào mí mắt bởi vết xước hay vết cắn quanh mắt.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng, viêm kết mạc, hoặc chalazion (bệnh chắp), có thể gây ra hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Một tổn thường nhẹ (hoặc phẫu thuật) ở mắt.
  • Nhiễm trùng khác, như viêm xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, lan tới mắt.

Triệu chứng

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng điển hình nào dưới đây ở trẻ, hãy gọi bác sĩ ngay:

  • Đỏ quanh mắt hoặc trong lòng trắng
  • Sưng mắt, mí mắt hoặc vùng xung quanh mắt

Mắt cũng có thể trở nên nhạy cảm, và bé có thể bị sốt hoặc không.

Viêm tế bào ổ mắt thường không gây ra các vấn đề về tầm nhìn hoặc đau mắt, mặc dù sẽ có một chút khó chịu.

Bệnh được đánh giá và điều trị như nào?

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt cho bé. Nếu chẩn đoán viêm tế bào ổ mắt, đừng quá hoảng hốt - tình trạng này có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc và một vài lần thăm khám bác sĩ. (Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể cần thực hiện một đánh giá đặc biệt đối với tình trạng nhiễm trùng và cần nằm viện trong thời gian ngắn.

Bác sĩ có thể sẽ cho bé dùng kháng sinh đường uống, hoặc thậm chí tiêm tại phòng khám. Quá trình tiến triển sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo các loại thuốc đang hoạt động phù hợp: Rất có thể bạn sẽ được yêu cầu cho con tái khám sau một hoặc hai ngày, tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Ngoài ra sau một hoặc 2 tuần bạn cũng nên cho bé tái khám lại, lúc này tình trạng nhiễm trùng nên khỏi hoàn toàn.

Một chuyến thăm tiếp theo cũng có thể được lên kế hoạch một hoặc hai tuần sau đó, tại thời điểm đó hầu như nhiễm trùng đã bị loại bỏ. Bệnh có thể sạch sẽ trong ít nhất là 48 giờ. Ngay cả khi các triệu chứng ở mắt bé đã bắt đầu biến mất, hãy đảm bảo cho bé uống hết liệu trình kháng sinh để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng không xuất hiện trở lại. Trong thời gian chờ đợi, bác sĩ có thể đề nghị cho bé uống acetaminophen hoặcibuprofen (nếu con bạn từ 6 tháng tuổi trở lên) để giảm đau và hạ sốt.

Viêm tế bào ổ mắt có gây ra bất kỳ biến chứng nào không?

Trong một số trường hợp hiếm, viên tế bào ổ mắt có thể phát triển thành viêm tế bào hốc mắt, một vấn đề nghiêm trọng có liên quan đến các mô sâu hơn quanh nhãn cầu. Không giống như viêm tế bào ổ mắt, bệnh viêm tế bào hốc mắt là một tình trạng đe dọa đến mạng sống và tầm nhìn, đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức.

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây sau khi điều trị viêm tế bào ổ mắt (hoặc bất cứ lúc nào):

  • Mắt trở nên đỏ hoặc sưng lên
  • Triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thay vì tốt hơn
  • Sốt kèm theo các triệu chứng khác
  • Khó hoặc đau khi chuyển động mắt
  • Mắt có vẻ lồi ra
  • Tầm nhìn thay đổi

Nếu không được điều trị, viêm tế bào hốc mắt có thể gây ra các vấn đề về thị lực vĩnh viễn, viêm màng não hoặc các vấn đề thần kinh ở trẻ em. Nhưng nếu bạn tuân thủ điều trị theo quy định và đến đầy đủ các cuộc hẹn tái khám thì điều này rất khó xảy ra. Để an toàn hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào về các triệu chứng của con.

Biện pháp phòng tránh tình trạng viêm tế bào hốc mắt

Đảm bảo các mũi tiêm chủng cho bé được nhắc lại đầy đủ là chiến lược bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất. Trong quá khứ, vi khuẩn Haemophilus influenzae đã gây ra nhiều trường hợp viêm tế bào hốc mắc. Nhưng nhờ vắc-xin Hib, tình trạng này không còn xảy ra nữa.

Một loại vi khuẩn khác, Streptococcus pneumoniae, cũng là nguyên nhân phổ biến và có thể ngăn ngừa bằng văcxin phòng bệnh phế cầu. Ngoài ra, không để mắc các vấn đề nhiễm trùng khác (như xoang và nha khoa), vì chúng có thể lan ra mắt và gây ra tình trạng này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi
Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi

Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).

Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi
Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi

Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Tại sao cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ?
Tại sao cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ?

Mặc dù thanh thiếu niên và người lớn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao nhất, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh này, ngay cả khi không có ai trong gia đình mắc bệnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  920 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  724 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  777 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây