1

Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

1. ĐỊNH NGHĨA

Là tình trạng phù nề các cấu trúc của thanh thiệt gây ra tình trạng tắc nghẽn của hạ họng và vùng thượng thanh môn do các nguyên nhân khác nhau.

2. NGUYÊN NHÂN

Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính:

- Nguyên nhân do nhiễm trùng:

  • Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae (25%), tiếp theo là Streptococcus pneumoniae. Ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp cũng có thể do virus gây nên như herpes simplex virus (HSV) và nấm Candida, Aspergillus.
  • Ở trẻ em Haemophilus influenzae typ B là nguyên nhân chính gây bệnh (>90%).

- Nguyên nhân không do nhiễm trùng:

  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính do nhiệt xảy ra sau khi nuốt các đồ ăn quá nóng hoặc hít phải hơi nóng (như coain hoặc cần sa được đốt nóng). Viêm phù nề thanh thiệt cấp còn có thể xảy ra sau khi bị côn trùng cắn gây phản ứng dị ứng phù nề. Dị vật hạ họng cũng có thể dẫn đến viêm phù nề thanh thiệt cấp tính. Ngoài ra, một số trường hợp xạ trị vùng đầu cổ cũng có thể gây ra tình trạng viêm phù nề thanh thiệt.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao nếu do nguyên nhân nhiễm trùng. Đối với các trường hợp không phải do nguyên nhân nhiễm trùng thì có thể có sốt nhẹ hoặc không sốt.

- Triệu chứng cơ năng: Chủ yếu là đau họng và nuốt đau. Tiếp theo có thể có các triệu chứng: tăng tiết đờm dãi, có thở rít và tắc nghẽn đường hô hấp. 50% số bệnh nhân có giọng ngậm hột thị. Bệnh nhân thường ít khi ho, đây là điểm để phân biệt với bệnh bạch hầu thanh quản trẻ em, viêm thanh khí phế quản.

- Triệu chứng thực thể:

+ Thăm khám quan trọng nhất là soi thanh quản, thường dùng gương hay ống soi mềm. Hiện nay, phương tiện thăm khám tốt và an toàn nhất khi nghi ngờ viêm phù nề thanh thiệt cấp tính là sử dụng bộ nội soi thanh quản ống mềm.

+ Hình ảnh trên nội soi có thể thấy:

  •  Phù nề vùng sụn nắp, nẹp phễu thanh thiệt và sụn phễu. Sụn nắp có thể viêm nề nhiều tạo hình ảnh như “mõm cá mè”.
  •  Có thể có viêm loét hay viêm mủ thanh thiệt. Áp xe thanh thiệt cũng có thể gặp.
  •  Có thể gặp một số trường hợp phù nề dây thanh và băng thanh thất.

3.1.2. Cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng cao, đồng thời tăng protein C phản ứng.

- Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn: từ bệnh phẩm máu có kết quả dương tính 0 – 17%, trong dịch họng 10 – 33%, trong dịch lấy trực tiếp từ sụn thanh thiệt là 75%. Tuy nhiên việc lấy bệnh phẩm trong lúc bệnh nhân khó thở không được chỉ định.

- Chụp phim Xquang cổ nghiêng

  • Cần được tiến hành khẩn trương khi bệnh nhân không có tình trạng khó thở cấp tính và được nhân viên y tế đi cùng. Tại phòng chụp cũng cần có các phương tiện cấp cứu được chuẩn bị sẵn sàng.
  • Hình ảnh Xquang cổ nghiêng cho thấy hình ảnh lên của cả sụn nắp và nẹp phễu thanh thiệt, tạo thành dấu ấn “ngón tay”. Đa phần dây thanh và khí quản bình thường, chỉ một số ít trường hợp tổn thương viêm lan tới cả thanh môn và hạ thanh môn, tạo nên hình phễu trên phim Xquang thẳng.

- Siêu âm: Trên siêu âm, viêm phù nề thanh thiệt cấp tính có hình ảnh giống chữ “P” khi siêu âm xuyên qua màng giáp móng.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính cần chẩn đoán phân biệt với viêm họng do Streptococcus, bạch hầu, áp xe quanh amidan, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (infectious mononucleosis), và đặc biệt dễ nhầm với viêm thanh quản cấp tính do virus (croup).
  • Viêm phù nề thanh thiệt cấp tính về lâm sàng khác với croup ở diễn tiến ngày càng xấu đi, không có tiếng ho ông ổng đặc trưng của croup, và tình trạng viêm sưng đỏ của thanh thiệt (trong trường hợp croup, thanh thiệt chỉ đỏ nhưng không sưng).

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

Kiểm soát đường thở, có thể mở khí quản hoặc đặt nội khí quản khi bệnh nhân có trình trạng khó thở từ độ II. Tiếp theo là điều trị nội khoa hay ngoại khoa tùy theo các nguyên nhân.

4.2. Phác đồ điều trị

4.3. Điều trị cụ thể

- Điều trị ngoại khoa:

  • Để kiểm soát đường thở, có hai phương pháp vẫn được áp dụng song song hiện nay là đặt nội khí quản và mở khí quản. Thông khí qua mask hay đặt nội khí quản được ưu tiên trong các biện pháp kiểm soát đường thở. Tuy nhiên, đây vẫn là thách thức lớn đối với các bác sỹ gây mê hồi sức vì nguy cơ đặt ống khó. Và nếu thất bại khi đặt ống có thể có nguy cơ tử vong do co thắt. Khi đó, bệnh nhân cần mở màng nhẫn giáp hay mở khí quản cấp cứu. Nhìn chung, lựa chọn phương pháp nào cần dựa vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, điều kiện trang thiết bị cũng như kinh nghiệm và sự phối hợp giữa bác sỹ tai mũi họng và bác sỹ gây mê.

- Điều trị nội khoa:

  • Kháng sinh Cephalosporin thế hệ III hoặc Amoxicillin + acid clavulanic là những kháng sinh đầu tay trong điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính. Liệu trình điều trị có thể từ 7 đến 10 ngày
  • Vai trò của corticoid: có vai trò quan trọng trong việc giảm phù nề của đường thở. Có thể dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch kết hợp với khí dung.

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Diễn biến viêm phù nề thanh thiệt cấp thường tiến triển thay đổi rất rõ ràng. Có hai xu hướng: (1) tiến triển nhanh tới tắc nghẽn đường thở gây tử vong nếu không được xử trí can thiệp kiểm soát đường thở, (2) tiến triển nhẹ dần đi nếu không có tắc nghẽn đường thở và các triệu chứng sẽ mất dần sau vài ngày. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở trong viêm phù nề thanh thiệt cấp đã được nhắc đến trong y vănnlà: tuổi cao, đái tháo đường, khởi bệnh nhanh (trong vòng 16 giờ), thay đổi giọng nói, ứ đọng xuất tiết, mạch nhanh, bạch cầu trong máu tăng cao, có ổ áp xe.

6. PHÒNG BỆNH

  •  Phòng tránh viêm mũi họng bằng cách thường xuyên vệ sinh mũi họng.
  •  Tránh ăn các đồ ăn quá nóng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm thanh quản cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Viêm thanh quản (VTQ) mạn tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng bồ đào trước cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Viêm lợi loét hoại tử cấp tính - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh lý mạn tính chủ yếu ảnh hưởng đến khớp. Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (seropositive rheumatoid arthritis) là dạng viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính là gì?
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính có nghĩa là mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) và xét nghiệm anti-CCP cho kết quả âm tính.

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.

Trẻ bị viêm nắp thanh quản, cần làm gì?
Trẻ bị viêm nắp thanh quản, cần làm gì?

Viêm nắp thanh quản xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nắp thanh quản và các mô lân cận khác, khiến chúng sưng lên, chặn đường thở và ngăn cản việc hít thở.

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1231 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1444 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1183 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Có nhất thiết phải dùng corticoid không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Vợ tôi bị viêm da cơ địa ở 2 bàn chân khá nặng. Đi khám, bác sĩ kê cho mấy loại thuốc có chứa corticoid. Nhưng tôi tra mạng thấy corticoid có nhiều tác dụng phụ rất hại. Vậy có nhất thiết phải dùng corticoid không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây