1

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp tự miễn. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả tim và mạch máu.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch? Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch?

Trên thực tế, những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, bị viêm khớp dạng thấp không có nghĩa là chắc chắn sẽ gặp vấn đề về tim mạch. Có nhiều cách để giữ cho trái tim khỏe và ngăn ngừa bệnh tim mạch khi bị viêm khớp dạng thấp.

Cùng tìm hiểu xem bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào và làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bị viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp tự miễn. Tự miễn có nghĩa là hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá và tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể. Điều này gây ra tình trạng viêm mạn tính, dẫn đến sưng, đau và các triệu chứng khác ở những vùng bị tấn công.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ miễn dịch tấn công lớp mô bao quanh khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cổ tay, đầu gối và bàn chân.

Viêm mạn tính do viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể ngoài khớp và dẫn đến các vấn đề về tim, mạch máu, phổi, da và mắt.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Tình trạng viêm mạn tính do viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Viêm làm tổn thương các mạch máu và có thể gây tích tụ mảng bám bên trong động mạch. Mảng bám khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp lại và cản trở sự lưu thông máu, điều này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Một loại protein có tên là cytokine có liên quan đến sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Cytokine ảnh hưởng đến cách hệ miễn dịch tấn công các khớp và làm tổn thương tim cùng với mạch máu.

Các yếu tố nguy cơ chung

Tình trạng viêm không phải là mối liên hệ duy nhất giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch. Hai bệnh lý này có chung một số yếu tố nguy cơ, có nghĩa là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ đối này gồm có:

Cao huyết áp

Ở những người bị viêm khớp dạng thấp, huyết áp có thể tăng cao do các nguyên nhân như:

  • Ít vận động
  • Mt số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, ví dụ như steroid
  • Giảm sự đàn hồi của động mạch

Viêm cũng có thể làm tăng huyết áp. Mức độ viêm trong cơ thể ở những người bị viêm khớp dạng thấp có thể cao gấp 10 lần so với người không bị viêm khớp dạng thấp.

Béo phì

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác mối liên hệ giữa hai vấn đề này nhưng theo Tổ chức Viêm khớp (the Arthritis Foundation), tình trạng đau khớp do viêm khớp dạng thấp khiến cho người bệnh ít vận động và điều này có thể dẫn đến tăng cân.

Ngoài ra, béo phì làm gia tăng mức độ viêm trong cơ thể và có liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch, gồm có lượng đường trong máu cao và cao huyết áp.

Béo phì còn có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gồm có:

  • Nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu cao
  • Cao huyết áp
  • Lượng đường trong máu cao

Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp đôi so với những người không bị viêm khớp dạng thấp. (1)

Mức lipid bất thường

Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có ảnh hưởng đến nồng độ lipid trong máu (mỡ máu). Cụ thể, những người bị viêm khớp dạng thấp thường có:

  • Nồng độ LDL (cholesterol xấu) thấp
  • Nồng độ triglyceride cao
  • Nồng độ HDL (cholesterol tốt) thấp

Mặc dù nồng độ LDL thấp có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng nồng độ HDL quá thấp và triglyceride quá cao lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hút thuốc

Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với những người không hút. Ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, hút thuốc lá còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm khớp dạng thấp mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Những người hút thuốc và mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 50% so với người bị viêm khớp dạng thấp không hút thuốc. (2)

Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng mắc bệnh tim mạch. Có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.

Một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tim mạch liên quan đến viêm khớp dạng thấp là dùng thuốc đều đặn, đúng liều để kiểm soát tình trạng viêm do viêm khớp dạng thấp. Một trong những loại thuốc chính để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD). Các loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể và từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Liên đoàn chống thấp khớp châu Âu (EULAR) khuyến nghị những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên khám sàng lọc 5 năm một lần để phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. (3)

Một số thay đổi trong lối sống cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (The American Heart Association) khuyến nghị thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa bệnh tim mạch:

  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có nhiều rau củ, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên cám
  • Tập các bài tập tim mạch (cardio) ít nhất 150 phút mỗi tuần
  • Giảm cân nếu thừa cân và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh
  • Không hút thuốc
  • Kiểm soát các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như viêm khớp dạng thấp
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh tim mạch, chẳng hạn như statin

Tóm tắt bài viết

Bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do tình trạng viêm mạn tính. Ngoài ra, hai bệnh lý này còn có chung một số yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, béo phì và hút thuốc lá. Bị viêm khớp dạng thấp không có nghĩa là chắc chắn sẽ mắc bệnh tim mạch. Có nhiều cách mà người bị viêm khớp dạng thấp có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gồm có dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, thay đổi lối sống, giảm cân và dùng các loại thuốc ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến xương hàm và răng?
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến xương hàm và răng?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng đau khớp. Căn bệnh này còn có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp, gây viêm và sưng đau khớp. Tuy nhiên, bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến khớp.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến mắt?
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến mắt?

Viêm khớp dạng thấp là kết quả của hệ miễn dịch hoạt động bất thường. Ngoài khớp, tình trạng viêm do hệ miễn dịch gây ra còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể, trong đó có mắt.

Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị viêm khớp dạng thấp
Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu bằng thuốc đường uống. Nhưng đôi khi, thuốc đường uống không đủ để kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể phải điều trị bằng các loại thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp đến phổi
Ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp đến phổi

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà còn ảnh hưởng đến cả các cơ quan nội tạng như phổi. Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ gặp phải các vấn đề về phổi như xơ phổi, bệnh phổi kẽ, nốt phổi, viêm màng phổi và tắc nghẽn đường thở nhỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây