Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn
Bạn sẽ cần đến bác sĩ để chắc chắn nhưng cũng có một số dấu hiệu gợi ý. Amidan bị sưng đỏ, và có mụn màu trắng là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Cơn sốt trên 38,3 độ C và sưng các tuyến dưới hàm cũng là những dấu hiệu cảnh báo.
Con bạn có thể khó nuốt, đau cổ họng và nhức đầu. Bé cũng có thể bị đau bụng và nôn. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ phát triển một phát ban đỏ giống như phát ban trên khắp cơ thể của mình. (Đây là bệnh ban đỏ, và sẽ biến mất khi tình trạng nhiễm khuẩn strep được điều trị sạch bởi kháng sinh).
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị nhiễm liên cầu khuẩn có thể chỉ bị sốt và dịch mũi đặc hoặc có dính máu. Chúng cũng có thể bị kích thích, chán ăn và sưng cổ. Trẻ chập chững biết đi có thể bị đau bụng chứ không phải đau họng. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng có thể bị nổi ban đỏ.
Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng. (Ngoài ra tình trạng đau họng của bé sẽ ít có nguy cơ do nhiễm khuẩn nếu bé có các triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi).
Mặc dù phổ biến xuất hiện vào mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân - ở trẻ độ tuổi đến trường và anh chị em của chúng, nhưng liên cầu khuẩn cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi.
Bé có cần đi khám bác sĩ không?
Có, hãy hẹn khám ngay nếu bạn nghi ngờ bé bị nhiễm liên cầu khuẩn. Vi khuẩn gây nên bệnh này, do đó nó có thể được điều trị bằng kháng sinh. Khi ở lâu trong cổ họng, liên cầu khuẩn không chỉ gây đau mà còn gây ra các vấn đề khác như áp xe họng (túi bạch huyết, hoặc mủ, có thể cần phẫu thuật loại bỏ) hoặc sốt thấp khớp (hiếm gặp).
Sốt thấp khớp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của đứa trẻ tạo ra các kháng thể chống lại liên cầu khuẩn và các kháng thể này cũng tấn công các tế bào thận và tim bình thường. Căn bệnh không phải là một kẻ giết người, nhưng có thể khiến các khớp đau đớn, đồng thời làm hỏng các van tim. Trên thực tế, trẻ em bị sốt thấp khớp có thể bị các vấn đề về tim trong suốt cuộc đời của chúng.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm liên cầu khuẩn, ông sẽ xét nghiệm mẫu dịch ở cổ họng để xác định. Thử nghiệm nhanh này rất dễ dàng và không gây đau đớn. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một “thử nghiệm kháng nguyên nhanh” để phát hiện vi khuẩn trong vài phút. Nhưng nhược điểm của thử nghiệm này là không thể đưa ra kết luận được, vì vậy bác sĩ có thể muốn gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra kỹ hơn và có được kết quả sau một hoặc hai ngày.
Cách điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn?
Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là bạn phải cho bé uống đầy đủ liều. Dừng lại sau vài ngày - khi các triệu chứng đã hết - có thể cho các vi khuẩn còn lại cơ hội phát triển khả năng kháng thuốc, tích tụ lại và gây nhiễm trùng nặng hơn.
Làm gì để bé dễ chịu hơn khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn?
- Một ly nước trái cây mát sẽ vừa giúp làm dịu cổ họng vừa cấp nước cho cơ thể. Nếu con bạn đã đủ lớn để có thể súc miệng, hãy làm ấm nước muối có thể giúp làm dịu cổ họng bé. Hoặc có thể làm ấm nước hoặc trà, pha với một ít mật ong. (Tuy nhiên, đừng cho bé uống mật ong trước khi 1 tuổi, vì có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, được gọi là bệnh ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh).
- Thuốc giảm đau như acetaminophen và ibuprofen (nếu con bạn từ 6 tháng tuổi trở lên) có thể giúp giảm đau. Đừng bao giờ cho bé dùng aspirin, vì loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
- Dùng máy xông hơi hoặc máy làm ẩm trong phòng cũng có thể làm dịu cổ họng bé. Tuy nhiên cần thực hiện đúng theo hướng dẫn vệ sinh của nhà sản xuất, vì nếu máy bẩn, sẽ có thể lây lan vi khuẩn ra ngoài không khí.
Liên cầu khuẩn strep có lây không?
Có. Liên cầu khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus nhóm A có độ lây nhiễm cao, được truyền qua các giọt trong không khí. Vì vậy, khi một anh chị em ruột bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho – mở cửa, hoặc chơi chung đồ chơi – họ có thể lây vi khuẩn sang con bạn nếu bé đứng trong tầm ho hoặc hắt hơi, hoặc chạm vào núm cửa hoặc chơi đồ chơi, sau đó chạm tay lên miệng, mũi. (các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc).
Một khi biết rằng con của bạn đã bị nhiễm liên cầu khuẩn, hãy giữ bé ở nhà cho đến khi các triệu chứng giảm dần và ít nhất 24 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
Hầu hết người lớn không có nguy cơ cao mắc bệnh Strep, vì hầu hết họ đã bị bệnh này trước đó và phát triển một số khả năng miễn dịch. Nhưng nó vẫn xảy ra. Ngoài ra, người lớn có thể lây lan vi khuẩn cho trẻ em ngay cả khi không bị bệnh với vi khuẩn ấy. Hãy rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ bị strep và cho những chiếc khăn đã lau vào giặt.
Nếu bạn đang cho con bú mà bị nhiễm strep thì hãy yên tâm là bạn sẽ không truyền vi khuẩn này sang bé qua sữa mẹ.
Có cách nào có thể ngăn ngừa bệnh strep không?
Không hẳn. Nhiều người mang vi khuẩn này trong họng mà không phát triển các triệu chứng, vì vậy không có cách nào để tránh tiếp xúc được.
Cách tốt nhất bạn có thể làm là rửa tay và đảm vảo rằng con bạn cũng rửa tay hoặc rửa cho bé nếu bé còn quá nhỏ để tự làm việc này – nhất là trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn.
Ngoài ra, nếu một người nào đó trong gia đình bị bệnh Strep, hãy cẩn thận không cho phép dùng chung dụng cụ, chai nước, cốc, bàn chải đánh răng, hoặc đồ chơi. Một khi bệnh đã hết, thì việc thay đổi bàn chải của con để tránh nhiễm trùng tái phát không hề là một ý tồi. (Sau khi khỏi, bé sẽ có một số miễn dịch đối với vi khuẩn, nhưng không phải là 100 %. Vì vậy phòng ngừa vẫn là lựa chọn tốt nhất).
Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
Mặc dù viêm da cơ địa gây khó chịu và thường khó điều trị nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ.
- 1 trả lời
- 1122 lượt xem
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- 1 trả lời
- 909 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 898 lượt xem
Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 998 lượt xem
Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 628 lượt xem
Bé nhà em sinh thiếu tháng. Khi sinh ra bé phải nhập viện ở khoa sơ sinh. Hiện giờ bé đã được về nhà rồi. Tuy nhiên, trong giấy ra viện em thấy mũi lao và viêm gan siêu vi B bé vẫn chưa được chích ngừa. Như vậy là bé nhà em đã tiêm mũi vắc xin nào chưa ạ? Và khi nào thì em cho bé đi tiêm?