1

Viêm gan tự miễn - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

1. Đại cương

  • Viêm gan tự miễn (VGTM) được mô tả lần đầu tiên bởi Waldenstrom và Henry George Kunkel cách đây hơn 50 năm, là nguyên nhân của 20% các trường hợp viêm gan mạn tính.
  • VGTM có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là nhóm tuổi 10 - 30. Độ lưu hành của bệnh ở người da trắng là 50 – 200 trường hợp/ 1.000.000 dân, hay gặp ở nữ giới (tỉ lệ nữ / nam là 4/1). Nếu không điều trị, VGTM có tỉ lệ tử vong lên tới 50% trong vòng 5 năm.
  • Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng men gan aminotransferase và viêm quanh khoảng cửa trên mô học, tiến triển với tổn thương hoại tử bắc cầu nhiều thùy và chuyển thành xơ gan.

2. Triệu chứng lâm sàng

Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng hay gặp của VGTM được trong bảng 1.

Bảng 1: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp của VGTM

  Biểu hiện Tỷ lệ (%)
Triệu chứng Mệt mỏi 85
Nước tiểu sẫm màu/phân bạc màu  77
Đau vùng gan 48
Đau cơ 30
Gầy sút 30
Ỉa chảy 28
Khám lâm sàng Gan to 78
Lách to 32-56
Vàng mắt/da 46
Cổ chướng 20
Bệnh não do gan 14
Xét nghiệm Tăng gammaglobuline 80
Bilirubine > 3mg/dL 46
Phosphatase alkaline > 2lần 33
AST > 1000U/L 16
Mô bệnh học Hoại tử lan tỏa (nặng) 23
Viêm phân thùy (trung bình-nặng) 47
Thâm nhiễm tương bào 66
Xơ hóa 25

 

3. Chẩn đoán và phân loại VGTM

a. Chẩn đoán

Do không có tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán VGTM, nên việc chẩn đoán vẫn chủ yếu bằng phương pháp loại trừ các nguyên nhân gây viêm gan mạn khác. Sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm nghiên cứu VGTM Thế giới được đưa ra năm 1999.

 

b. Phân loại

VGTM được chia thành 3 thể theo kết quả xét nghiệm các tự kháng thể (bảng 3)

Bảng 3: Phân loại VGTM

Lâm sàng - xét nghiệm Type I Type II Type III
Tự kháng thể SMA LKM 1 SLA/LP
Tuổi 10-20 và 45-70 2-14 30-50
Nữ (%) 78 89 90
Bệnh tự miễn kèm theo (%) 41 34 58
Gamma globulin +++ + ++
Immunoglobulin A Không Có thể  Không
HLA B8, DR3, DR4 B14, DR3, C4AQ0 Không rõ
Đáp ứng corticoid Tốt Trung bình Trung bình
Tiến triển xơ gan (%) 50 82 75

           

4. Chẩn đoán phân biệt:

  • Xơ đường mật tiên phát: lâm sàng, sinh hóa, mô học như viêm gan tự miễn cùng với viêm loét đại tràng mạn tính và được chẩn đoán qua chụp đường mật. Mô bệnh học có thâm nhiễm lympho và xơ đường mật.
  • Xơ đường mật trong gan tiên phát: Chủ yếu ở trẻ em, có AMA hiệu
  • giá thấp và kháng thể kháng LKM hiệu giá cao. Chẩn đoán khó do bệnh cảnh lâm sàng và huyết thanh học nghèo nàn. Kháng thể kháng 70-kd pyruvate dehydrogenase-E2 có giá trị chẩn đoán cao (80-95%).
  • Viêm đường mật tự miễn: Tăng phosphatase kiềm,  GT. Có ANA và SMA dương tính. Mô học: tổn thương khoảng cửa, thâm nhiễm lympho, tương bào và viêm đường mật. Đáp ứng với điều trị corticoid.
  • Viêm gan virus: xét nghiệm tìm virus viêm gan A, B, C dương tính. Các chỉ số transaminase, bilirubin, gamma globulin, IgG và phosphatase kiềm tăng cao hơn so với VGTM. Trên mô học thường có hoại tử trên nhiều phân thùy gan.
  • Viêm gan mạn tính không rõ căn nguyên: Không có kháng thể kháng cơ trơn, kháng nhân, microsome gan/thận type I cùng với hình ảnh mô học điển hình của VGTM, HLA-B8, HLA-DR3, HLA- AI- B8- DR3. Đáp ứng khi điều trị với corticoid.

5. Tiên lượng:

Các chỉ số tiên lượng dựa vào:

- XN sinh hóa khi đến khám:

  • AST > 10 lần bình thường: 50% tử vong sau 3 năm
  • AST > 5 lần và GGT > 2 lần bình thường: 90% tử vong sau 10 năm.
  • AST < 10 lần và GGT < 2 lần bình thường: 49% xơ gan sau 15 năm; 10% tử vong sau 10 năm.

- Mô bệnh học khi đến khám:

  • Hoại tử khoảng của: 17% xơ gan sau 5 năm.
  • Hoại tử bắt cầu: 82% xơ gan sau 5 năm; 45% tử vong sau 5 năm
  • Xơ gan: 58% tử vong sau 5 năm.

8. Điều trị

8.1. Chỉ định điều trị: Phụ thuộc mức độ hoạt động của bệnh (bảng 4).

Bảng 4: Chỉ định điều trị VGTM

Chỉ định tuyệt đối Chỉ định tương đối
AST > 10 lần chỉ số bình thường hoặc
AST > 5 lần chỉ số bình thường và
gamma globulin > 2 lần chỉ số bình thường với tổn thương mô bệnh học dạng hoại tử lan tỏa
Triệu chứng (mệt mỏi, vàng da)
AST và/hoặc gamma globulin < 2 lần
Tổn thương chủ yếu quanh khoảng cửa

 

8.2. Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị VGTM cụ thể được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5: Phác đồ điều trị VGTM

Giai đoạn điều trị Đơn trị liệu Điều trị phối hợp

Điều trị tấn công

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

 

40-60 mg
prednisone/ngày

40 mg prednisone/ngày

30 mg prednisone/ngày

Giảm liều 5mg mỗi tuần
tới liều điều trị duy trì

40-60 mg prednisone/ngày+ 1-2 mg azathioprin/kg
15 mg prednisone/ngày+ 1-2 mg azathioprin/kg
15 mg prednisone/ngày+ 1-2 mg azathioprin/kg

Điều trị duy trì 5-15 mg prednisone/ngày

10 mg prednisone/ngày+ 1-2mg azathioprin/kg
Điều trị thay thế:
azathioprin 2 mg /kg

Tái phát Giống điều trị tấn công  Giống điều trị tấn công


- Các thuốc điều trị khác: Chỉ định khi người bệnh kháng hoặc có chống chỉ định với các thuốc trên:

  • Mycophenolate mofetil: có hiệu quả trong các trường hợp kháng thuốc.
  • Interferon- : đối với viêm gan C thuộc type IIb khi hiệu giá tự kháng thể thấp.
  • Cyclosporin: khi kháng hoặc không dung nạp với liệu pháp corticoid.
  • Tacrolimus: khi kháng hoặc không dung nạp với liệu pháp corticoid.

8.3. Theo dõi điều trị

Bảng 6: Theo dõi điều trị VGTM

  Trước
điều trị
Trong điều
trị (mỗi 4
tuần)
Thuyên
giảm
Sau điều tri
Mỗi 3 tuần  Mỗi 3 tháng
Khám lâm sàng + + + + +
Sinh thiết gan + - + - -
Công thức máu + + + + +
Aminotransferase + + + + +
Bilirubin + + + + +
Ðông máu + + + + +
Tự kháng thể + ± + ± ±
Chức năng tuyến giáp + ± + ± ±

 

8.4. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị

Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng với điều trị của VGTM được trình bày trong bảng 7.

Bảng 7: tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị VGTM

Định nghĩa Tiêu chuẩn
Đáp ứng hoàn toàn

Không có triệu chứng

Bilirubin và gamma globulin bình thường

Transaminase < 2 lần bình thường

Mô bệnh học bình thường hoặc viêm tối thiểu

Đáp ứng một phần

Cải thiện một phần lâm sàng, sinh hóa và mô học

Không đạt được thuyên giảm sau 3 năm điều trị

Không đáp ứng

Tăng triệu chứng lâm sàng, sinh hóa và mô bệnh học, mặc dù tuân thủ điều trị

Tăng transaminase ≥ 67 %

Xuất hiện vàng da, cổ chướng hoặc bệnh não do gan

 

8.5. Tiêu chuẩn ngừng điều trị

  •  Khi đang điều trị duy trì azathioprin (2mg/kg/ngày) và Prednisone (5-15 mg/ngày)
  •  Xét nghiệm: transaminase, gamma globulin, billirubin bình thường ít nhất 2 năm
  •  Không có dấu hiệu hoạt động trên hình ảnh sinh thiết gan
  •  Theo dõi ALAT và gamma globulin mỗi tháng
  •  Khi ALAT tăng điều trị trở lại với corticoid.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán và điều trị viêm quanh khớp vai - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm mũi dị ứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Viêm kết mạc dị ứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Thuốc ức chế miễn dịch và viêm da cơ địa

Trong khi nguyên nhân chính xác của bệnh chàm không được biết, các nhà nghiên cứu hiểu rằng hệ miễn dịch có liên quan.

Viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và các triệu chứng cũng rất giống với viêm gan virus.

Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Viêm lợi và viêm nha chu
Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm nha chu, hay được gọi chung là bệnh về lợi hay bệnh về nha chu, thường xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong miệng và nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến mất răng do các mô bao quanh răng bị phá hủy.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1100 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1285 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1045 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Viêm da cơ địa có lây không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  797 lượt xem

Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây