1

Viêm mũi dị ứng - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

1. Đại cương 

- VMDƯ là bệnh lý viêm niêm mạc mũi qua trung gian của kháng thể IgE (Type 1 – theo phân loại của Gell – Coombs) do tiếp xúc với dị nguyên  đường hô hấp với tam chứng kinh điển trên lâm sàng: hắt hơi, ngứa mũi, chảy  nước mũi. 

- Dịch tễ học: 

  • Gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên + Nam bị bệnh nhiều hơn nữ, bằng nhau sau dậy thì 
  • Bệnh không gây tử vong, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc  sống và có nguy cơ biểu hiện của bệnh hen. 

- Nguyên nhân: bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông vũ, bụi công nghiệp...

2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 

a. Lâm sàng 

- Các triệu chứng cơ năng thường gặp: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước  mũi, ho, khò khè, tắc ngạt mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, mệt mỏi 

- Soi mũi: niêm mạc phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, xung huyết,  có nhiều dịch tiết trong nhày, có thể có lệch vẹo vách ngăn, polyp, phì đại cuốn  mũi… Triệu chứng khác: VKM, chàm, nghe phổi có tiếng khò khè, thở rít… 

- Các bệnh kết hợp: HPQ, VDDƯ, viêm xoang, VKM dị ứng, viêm tai  giữa, tắc vòi Eustache 

- Khai thác tiền sử dị ứng:  

  • Khởi phát, mức độ nặng, triệu chứng phối hợp, dị nguyên nghi ngờ… 
  • Tiền sử gia đình, bản thân: HPQ, mày đay, VKM, dị ứng thuốc, thức  ăn… 
  • Môi trường sống và làm việc: bụi, ẩm, lạnh… 
  • Tiền sử chấn thương 

2.2. Cận lâm sàng 

- Soi dịch mũi: bạch cầu ái toan 

- Test chẩn đoán nguyên nhân:

  • Test bì với dị nguyên nghi ngờ 
  • Test kích thích: nếu dương tính giúp xác định được nguyên nhân  
  • Các xét nghiệm in vitro nhằm phát hiện kháng thể dị ứng: IgE đặc  hiệu (chủ yếu với dị nguyên hô hấp). 

3. Chẩn đoán 

3.1. Chẩn đoán xác định cần dựa vào: 

  • Khai thác tiền sử và khám lâm sàng 
  • Dịch rửa mũi 
  • Test lẩy da với các dị nguyên 
  • Định lượng IgE đặc hiệu 
  • Test kích thích 

3.2. Phân loại: Chia 2 loại: 

- VMDƯ: chia 2 nhóm dựa vào thời gian xuất hiện trong năm: 

  • Theo mùa: dị nguyên là phấn hoa, nấm mốc…  
  • Quanh năm: dị nguyên là bụi nhà, gián, lông súc vật… 

- Viêm mũi không dị ứng: 

Bảng 1: Phân loại viêm mũi theo ARIA 2010 

 

Từng đợt 

Triệu chứng:  

+ ≤ 4 ngày/ tuần 

+ ≤ 4 tuần liên tiếp

Dai dẳng 

Triệu chứng:  

+ 4 ngày /tuần và 

+ > 4 tuần liên tiếp 

Nhẹ 

Gồm tất cả các yếu tố: 

+ Ngủ bình thường 

+ Không ảnh hưởng đến hoạt động,  sinh hoạt hàng ngày 

+ Làm việc, học tập bình thường + Không triệu chứng khó chịu

Trung bình – nặng 

Một hoặc nhiều yếu tố: 

+ Ngủ không bình thường 

+ Ảnh hưởng đến hoạt động, sinh  hoạt hàng ngày 

+ Cản trở làm việc, học tập 

+ Triệu chứng khó chịu

 

3.3.Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm mũi vận mạch: quanh năm, không rõ nguyên nhân, biểu hiện  chủ yếu là ngạt mũi, cuốn mũi phù nề nhiều, xét nghiệm dị ứng âm tính, dịch mũi nhiều bạch cầu trung tính.  
  • Viêm mũi có hội chứng tăng bạch cầu ái toan: xét nghiệm dị ứng âm  tính, nhiều bạch cầu ái toan trong dịch mũi, nhạy cảm với corticoid 
  • Viêm mũi do nhiễm khuẩn: nước mũi đặc, có thể có màu vàng, xanh,  hạch ngoại biên và có thể có sốt. Xét nghiệm dịch mũi có nhiều bạch cầu đa  nhân trung tính.  
  • Viêm mũi khác: do thuốc ngừa thai, aspirin, thuốc co mạch, cường  giáp trạng; do hormone thai nghén; do gắng sức… 
  • Các bệnh tại mũi: Lệch vách ngăn, phì đại cuốn mũi, dị vật, khối u … - Viêm/miễn dịch: Wegener’s, sarcoidosis, LBĐHT, Sjogren’s - Dò dịch não tủy 

4. Điều trị 

a. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị 

- Mục tiêu: 

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống 
  • Giảm nhanh triệu chứng, ngăn ngừa tái phát 
  • Thuốc điều trị phải an toàn 

- Nguyên tắc điều trị: 

  • Phân loại đúng mức độ bệnh 
  • Điều trị theo bậc 
  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên 
  • Kiểm tra có hen kèm theo hay không, đặc biệt khi người bệnh bị nặng  và/hoặc dai dẳng  
  • Thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ được ưu tiên hàng đầu 
  • Thuốc co mạch, corticoid uống chỉ dùng trong đợt cấp và dùng ngắn  ngày 
  • Corticoid xịt chỉ dùng ở bậc hai, dùng hàng ngày và chỉ ngừng sau khi  hết triệu chứng ít nhất 1 tháng 
  • Kết hợp điều trị các bệnh đường hô hấp trên và dưới. 
  • Giáo dục người bệnh 

4.2. Điều trị cụ thể 

- Tránh tiếp xúc dị nguyên 

- Dùng thuốc: Xịt mũi ± đường uống 

  • Kháng histamine H1: đường uống (fexofenadine, desloratadine,  centirizin), đường xịt tại chỗ (azelastin). 
  • Thuốc thông mũi, co mạch: phenylephrine, pseudoephrin uống hoặc  oxymetazolin, phenylephrine… xịt mũi. 
  • Corticoid xịt mũi (fluticasone, mometasone, budesonide), đường uống  (prednison, methylprednisolone - chỉ dùng ngắn ngày, trong đợt cấp). 
  • Kháng leukotriene: montekulast 10mg/viên/ngày (người lớn), 4- 5mg/viên/ngày (trẻ em). 
  • Thuốc bảo vệ dưỡng bào: cromolyn (5.2 mg/nhát) x 1 nhát/bên mũi, 4- 6 lần/ ngày, thường kéo dài vài tuần, có thể dùng dự phòng trước khi tiếp xúc  với dị nguyên 
  • Kháng cholinergic: Ipratropium (21 mcg/nhát) x 2 nhát/bên mũi, 2-3  lần/ngày, hít cải thiện được triệu chứng xổ mũi, ít tác dụng toàn thân.  
  • Giảm mẫn cảm đặc hiệu: Hiệu quả tốt với dị ứng phấn hoa theo mùa,  thời gian ít nhất 3 năm. Tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi 

 

Bảng 2: Mô hình điều trị VMDƯ theo bậc của ARIA - WHO 

Nhẹ từng đợt 

Nhẹ dai dẳng

TB – nặng từng đợt

TB - nặng dai dẳng

Liệu pháp miễn dịch

Cromones xịt

Glucocorticosteroid xịt mũi Glucocorticosteroid xịt mũi Glucocorticosteroid xịt mũi
Thuốc co mạch/ kháng leukotriene/bảo vệ dưỡng bào/ kháng cholinergic
Thuốc kháng histamine

Phòng tránh dị nguyên

 

- VMDƯ ở trẻ em: 

  • Trên 4 tuổi: điều trị giống người lớn.
  • Trên 2 tuổi: Kháng histamin uống, xịt nước muối, corticoid xịt nếu  triệu chứng nặng 

- Phụ nữ có thai: có thể dùng phối hợp các phương pháp sau:  + Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý 

  • Kháng histamin: loratadin, certirizine (B) 
  • Corticoid xịt tại chỗ: budesonide (B) 
  • Corticoid uống (C) 
  • Các thuốc co mạch (C) 

5. Theo dõi điều trị 

  • Thường đánh giá lại điều trị sau 2-4 tuần 
  • Nếu không đáp ứng: điều chỉnh lại phác đồ, tăng bậc 
  • Nếu đáp ứng: duy trì thuốc đang dùng 

6. Dự phòng 

  • Tránh các yếu tố kích ứng 
  • Dùng thuốc theo đơn và khám theo hẹn 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán và điều trị viêm quanh khớp vai - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn sử dụng thuốc chống viêm không steroid - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm kết mạc dị ứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Viêm lợi và viêm nha chu
Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm nha chu, hay được gọi chung là bệnh về lợi hay bệnh về nha chu, thường xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong miệng và nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến mất răng do các mô bao quanh răng bị phá hủy.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thường xuyên được kiểm tra viêm gan B không?  Viêm gan B lây truyền qua đường nào? Các triệu chứng của viêm gan B là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu xét nghiệm dương tính với viêm gan B? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1100 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1285 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1045 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Viêm da cơ địa có lây không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  797 lượt xem

Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây