1

Tràn khí màng phổi - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1.ĐỊNH NGHĨA

Tràn khí màng phổi là hội chứng có sự xuất hiện của khí trong khoang màng phổi. Không khí vào khoang màng phổi nhưng không ra được làm cho nhu mô phổi xẹp lại về phía rốn phổi. Đây là tình trạng bệnh lý cấp cứu, có thể gây suy hô hấp đột ngột và dẫn đến tử vong.

2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát:

Vỡ nang phổi bẩm sinh, nang phế quản. Bệnh nhân thường không có tiền sử và biểu hiện của bệnh lý hô hấp trước đó.

2.2. Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát:

Thường do biến chứng của các bệnh lý hô hấp như:

  •  Lao phổi
  •  Hen phế quản
  •  Viêm phế quản phổi
  •  Bệnh tụ cầu phổi màng phổi
  •  Áp-xe phổi
  •  Dị vật đường thở

2.3. Tràn khí màng phổi do chấn thương:

  •  Thủng, rách đường thở do chấn thương lồng ngực, nội soi phế quản, phẫu thuật lồng ngực.
  •  Vỡ phế nang do áp lực: hô hấp nhân tạo, bóp bóng, thở máy.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

3.1. Triệu chứng cơ năng:

Phụ thuộc vào mức độ tràn khí màng phổi mà bệnh có thể khởi phát đột ngột. Bệnh nhân khó thở, tím tái, đau ngực, ho khan nhưng khó ho.

3.2. Triệu chứng thực thể:

  •  Lồng ngực giảm di động, vồng cao bên tràn khí.
  •  Nhịp thở nhanh, nông.
  •  Tam chứng Galliard: gõ vang trống, rung thanh giảm hoặc mất, rì rào phế nang giảm hoặc mất.

3.3. Các biểu hiện khác:

Vật vã, kích thích, sốt, tím tái, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, các biểu hiện bệnh lý kèm theo trước đó.

4. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

  •  Hình ảnh tăng sáng, không có vân của phổi, nhu mô phổi bị ép lại, khoang liên sườn giãn, đẩy tim và trung thất về bên lành, vòm hoành hạ thấp.
  •  Nếu tràn khí màng phổi ít, chỉ định chụp tư thế thở ra cố, sẽ phát hiện rõ hình ảnh tràn khí màng phổi.
  •  Cần chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để phân biệt tràn khí màng phổi với nang phổi hoặc ứ khí phổi nặng trên Xquang, vì nếu ta dẫn lưu nhầm sẽ gây dò phế quản màng phổi.

5. ĐIỀU TRỊ

Điều trị tràn khí màng phổi tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, mức độ và nguyên nhân tràn khí.

5.1. Chọc hút khí màng phổi: chỉ định cho các trường hợp:

  •  Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát và thứ phát
  •  Mức độ tràn khí trên 10-20%
  •  Bệnh nhân có khó thở

5.2. Dẫn lưu khí màng phổi:

- Chỉ định mở màng phổi tối thiểu để dẫn lưu khí màng phổi trong các trường hợp.

  •  Tràn khí màng phổi tái phát, tràn khí cả hai bên, lượng nhiều gây xẹp phổi hoàn toàn.
  •  Tràn khí do chấn thương
  •  Tràn máu tràn khí màng phổi, tràn dịch tràn khí màng phổi
  •  Tràn khí màng phổi dai dẳng, hoặc có dò phế quản màng phổi
  •  Chọc hút khí bằng kim không hiệu quả
  •  Tràn khí màng phổi áp lực: cần cấp cứu ngay bằng đặt kim dẫn lưu khí một chiều sau đó đặt đẫn lưu hút liên tục.

- Vị trí đặt dẫn lưu màng phổi ở khoang liên sườn II-III đường giữa đòn (nếu dùng trocart) hoặc khoang liên sườn IV đường nách giữa (nếu dùng ống
dẫn lưu kiểu Sherwood). Ống dẫn lưu nối với hệ thồng dẫn lưu kín, một chiều, vô trùng, hút liên tục với áp lực trung bình -5cmH20 đến -10cmH20.

- Cần chụp Xquang ít nhất 1lần/ngày để theo dõi xem phổi có nở ra không.

- Ống dẫn lưu màng phổi lưu đến khi không còn khí thoát ra. Kẹp ống dẫn lưu 12h-24h trước khi rút. Chụp Xquang phổi kiểm tra trước khi rút ống.

5.3. Điều trị nguyên nhân gây tràn khí màng phổi:

  •  Gắp dị vật đường thở
  •  Điều trị hen, viêm phổi, điều trị lao theo phác đồ.

5.4. Điều trị triệu chứng:

  •  Tư thế bệnh nhân: nằm đầu cao
  •  Thở oxy liên tục, lưu lượng cao
  •  Chống sốc và truỵ tim mạch, nâng huyết áp, trợ tim,.
  •  Giảm đau: paracetamol hoặc các thuốc giảm đau khác.
  •  An thần, giảm ho.

5.5. Phẫu thuật: chỉ định khi:

  •  Cắt bỏ nang phổi, nang phế quản
  •  Phẫu thuật sửa chữa chấn thương, vết thương
  •  Dẫn lưu sau 1 tuần không kết quả.
  •  Tràn khí màng phổi tái phát sau khi đã gây dính màng phổi.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
 Viêm mủ màng phổi - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Nang khe mang - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú. - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán và xử trí ban đầu viêm phúc mạc ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Viêm lợi liên quan đến mảng bám răng - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?
Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng trong thai kỳ có an toàn cho em bé của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn
Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn

Kỹ thuật độn vật liệu mô da nhân tạo làm to và dài dương vật mới nhất hiện nay của nam khoa Penuma.

Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su
Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su

Quan hệ tình dục không mang bao cao su sẽ mang đến những rủi ro gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé

Khám tiền sản trước mang bầu: các câu hỏi thường gặp
Khám tiền sản trước mang bầu: các câu hỏi thường gặp

Ngay khi mang thai, bạn sẽ muốn gặp bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ hộ sinh để thăm khám tiền sản. Họ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn một số câu hỏi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị phổi có nước khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  467 lượt xem

Chị em đang mang thai tháng thứ 4. Có bị cảm và ho. Khi đi khám thai thì bị chuẩn đoán là phổi có nước. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp này chị em có vào BV Từ Dũ xin nhập viện điều trị được k hay phải đi đúng chuyên khoa ạ?

Sao chưa thấy phôi và tim thai, khi đã mang bầu được 7 tuần
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5251 lượt xem

Cuối tháng trước, đang mang thai khoảng 7 tuần, em bị động thai nhẹ, đi khám, kết quả: có túi thai, bờ đều, chưa thấy yolksac và phôi thai. Cdtt: 13x6 mm. Buồng trứng bình thường. Em đặt thuốc theo toa bs kê trong 10 ngày. Hôm qua, thấy ra ít huyết nâu, em đi khám, bs nói: lòng tử cung có túi thai bờ đều, cdtt: 33 mm. Không có phôi và tim thai. Em định chờ thêm cho đủ 10 tuần, sẽ lên Bv Phụ sản tuyến trên khám, có được không ạ?

Bác sĩ cho em hỏi là tràn dịch màng ngoài tim kích thước 6.4mm Vạy sau khi sinh em bé có làm sao ko ạ ?
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  558 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi là tràn dịch màng ngoài tim kích thước 6.4mm Vạy sau khi sinh em bé có làm sao ko ạ ?

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  940 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đế cơ hội mang thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  983 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây