Viêm mủ màng phổi - Bộ y tế 2015
Viêm mủ màng phổi (VMMP) là hiện tượng viêm và ứ mủ trong khoang màng phổi. Đây có thể là dịch mủ thật sự, nhưng cũng có khi là chất dịch đục hoặc màu nâu nhạt nhưng bao giờ cũng chứa xác bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ
Nguyên nhân của VMMP: Vi khuẩn thường gặp hiện nay là: Tụ cầu vàng, Liên cầu, Phế cầu, các vi khuẩn Gram âm như P.pneumoniae, K. pneumoniae, E. coli..
1. CHẨN ĐOÁN
1.1.Lâm sàng
- Bệnh nhân được chẩn đoán VMMP khi có các dấu hiệu sau:
- Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gày sút.
- Ho, đau ngực, khó thở (do chèn ép phổi)
- Hội chứng 3 giảm ở phổi (ở trẻ nhỏ: rì rào phế nang giảm + gõ đục)
- Chọc dò màng phổi có mủ.
- Xét nghiệm
- Máu ngoại biên: Số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.
- XQ phổi (thẳng, nghiêng): hình ảnh góc sườn hoành tù, mờ đồng nhất hay không đều, mờ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ tràn dịch hoặc có hình ảnh vách hoá khoang màng phổi.
- Siêu âm khoang màng phổi: hình ảnh tràn dịch hay vách hoá tạo thành ổ cặn (giai đoạn muộn).
- Xét nghiệm dịch màng phổi:
- Sinh hoá, tế bào, vi sinh (nhuộm Gram, nuôi cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ:
- Cấy máu.
2. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc:
- Dùng kháng sinh liều cao, phối hợp, dùng kháng sinh theo KSĐ
- Làm sạch khoang màng phổi
- Điều trị hỗ trợ
- Điều trị triệu chứng
2.1. Điều trị kháng sinh:
2.1.1. Với nhóm vi khuẩn Gram (+): Tụ cầu, phế cầu .v.v.
- Kết hợp nhóm Beta-lactam và Aminosid:
- Cloxacillin (200 mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
- Hoặc: Oxacillin (200mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
- Bệnh nhân trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết: Vancomycin 40-60mg / kg /24h.
- TM chậm + Amikacin (15mg/kg/24h/TB).
2.1.2. Với nhóm vi khuẩn Gram (-):
- Ceftazidim (100-150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h/TB)
- Hoặc Cefoperazone (100-150mg/kg/24h/TM) + Amikacin (15mg/kg/24h /TB).
2.1.3. Hoặc điều trị theo kết quả kháng sinh đồ nếu có
Thời gian điều trị kháng sinh ≥ 4 tuần
2.2. Các biện pháp làm sạch mủ trong khoang màng phổi:
2.2.1. Chọc hút màng phổi:
Áp dụng với tất cả các bệnh nhân để chẩn đoán nguyên nhân và hỗ trợ điều trị. Lấy dịch màng phổi để làm xét nghiệm sinh hoá, tế bào, soi tươi, nuôi
cấy. Chọc tháo mủ làm giảm khó thở khi lượng dịch màng phổi nhiều gây chèn ép.
2.2.2. Mở màng phổi dẫn lưu kín:
- Xquang có dịch >3 khoang liên sườn
- Có hiện tượng vách hoá nhưng lượng dịch nhiều, mở khoang màng phổi dẫn lưu trong khi chờ phẫu thuật.
- Thời gian dẫn lưu trung bình 5-7 ngày, rút ống dẫn lưu khi lượng dịch hút < 30ml/ ngày
2.2.3. Phẫu thuật bóc tách màng phổi và các ổ cặn mủ khi:
- Điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu sau 7ngày không có kết quả
- Tình trạng toàn thân xấu đi
- Suy hô hấp dai dẳng
- Có hình ảnh ổ cặn mủ trên phim Xquang và siêu âm
- Có hiện tượng rò khí – phế mạc (chỉ định mổ cấp cứu)
Mổ bóc tách màng phổi và ổ cặn mủ sớm giúp giảm thời gian điều trị và hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.
2.3. Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng:
- Liệu pháp oxy (khi cần)
- Liệu pháp bù dịch, thăng bằng toan kiềm.
- Kiểm soát albumin máu.
- Đảm bảo về dinh dưỡng, năng lượng, nâng cao thể trạng: cho bệnh nhân ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố..
- Tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Phụ nữ mang thai có thường xuyên được kiểm tra viêm gan B không? Viêm gan B lây truyền qua đường nào? Các triệu chứng của viêm gan B là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu xét nghiệm dương tính với viêm gan B? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng trong thai kỳ có an toàn cho em bé của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
- 0 trả lời
- 976 lượt xem
Em mang thai được 34w3d, em bị nấm và viêm ngứa ạ. Em đã đặt thuốc rồi nhưng cứ hết thuốc là lại ngứa và ra dịch ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp giờ em phải làm như thế nào. Và trường hợp của em có sinh thường được không, vì em đọc trên mạng thấy có thông tin nói rằng nếu tháng cuối không khỏi nấm sợ bé đi qua gây ảnh hưởng bé
- 1 trả lời
- 954 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 592 lượt xem
Mang thai 28 tuần, em bị viêm họng nặng nên được bs Tai mũi họng kê toa thuốc uống cho đỡ viêm. Bác sĩ nói là thuốc này không ảnh hưởng đến bé, nhưng em vấn thấy lo?
- 1 trả lời
- 958 lượt xem
Bị viêm amiđan cấp và viêm tai giữa cấp khi đang mang thai tuần thứ 32, em được bác sĩ kê cho thuốc: Auclanityl 875/125mg, Tatanol Acetaminophen 500mg, Taparen Cetirizine dihydrochloride 10mg, alfachim. Vậy, mấy loại thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 351 lượt xem
Đang mang thai ở tuần thứ 32 thì em bi viêm tai giữa. Đầu cứ nhức ong ong, tai thì cứ bị ù, rất khó chịu. Vậy, mẹ bầu như em có thể sử dụng những loại thuốc nào để trị viêm tai giữa mà không bị ảnh hưởng tới em bé ạ?