1

TÍNH CHẤT THAI NHI ĐỦ THÁNG

Bài giản sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

1. GIẢI PHẪU

  • Thai nhi đủ tháng có cấu tạo giải phẫu gần giống người lớn. Thai nhi nằm trong buồng ôi, lưng cong, đầu cúi, cằm sát vào ngực, hai tay bắt chéo trước ngực, hai cẳng chân gập vào đùi, hai đùi gấp sát vào bụng. Thai nhi đủ tháng cân nặng trung bình 3000g. Thai trai nặng hơn thai gái chừng 50g, dài 50cm.
  • Riêng về sinh lý, khi thai còn nằm trong buồng tử cung, bộ máy tuần hoàn và hô hấp có những điểm khác với thai nhi đã ra ngoài.
  • Về giải phẫu chỉ để cập đến những phần có liên quan đến sản khoa, đặc biệt đầu thai nhi là phần quan trọng nhất.

1.1. Đầu

  • Đâu là phân to nhất, rắn nhất, các đường kính khó thu nhỏ lại nhất và cũng là phần dễ gây đẻ khó của thai nhi. Đầu rất quan trọng trong cơ chế đẻ:
  • Đầu có hai phần: sọ và mặt.
  • Mặt không có gì đặc biệt so gồm 2 vùng: vùng đỉnh sọ và vùng đáy sọ.

1.1.1. Vùng đáy sọ: gồm một phần các xương trán, thái dương, chẩm và các xương bướm, xương sàng. Vùng đáy sọ không thu hẹp lại được, vì vậy trong các trường hợp thai chết, đầu khó ra, phải dùng kìm để bóp nát đáy sọ.

1.1.2. Vùng đỉnh so

- Vùng đỉnh sọ là vùng có thể thu hẹp được nhiều vì các đường khớp còn là màng, các xương có thể chồng lên nhau trong khi thai qua tiểu khung của người mẹ. Vùng đỉnh sọ gồm có 2 xương trán, hai xương đỉnh và một xương chẩm. Giữa các xương là các khớp màng. Đường khớp dọc giữa đi từ chân sống mũi tới góc trên xương chẩm. Các ương khớp ngang: trán - đỉnh ở phía trước, đỉnh - chẩm ở phía sau. Ngoài ra còn có các đường khớp đỉnh - thái dương và trán - thái dương không quan trọng về sản khoa. Các đường khớp ngang, dọc gặp nhau tạo ra các thóp.

  •  Giữa hai xương trán và 2 xương đỉnh là thóp lớn hình thoi còn gọi là thóp trước.
  •  Giữa 2 xương đỉnh và xương chẩm có thóp sau nhỏ hơn, hình tam giác còn gọi là thóp nhỏ.

- Các thóp thường được ứng dụng trong sản khoa làm mốc để định vị phía trán và phía chẩm.

- Thóp trước và thóp sau có thể dễ nhầm với nhau nếu không quen thăm khám trên lâm sàng. Hai thóp đó cần được phân biệt để xác định kiểu thế của ngôi trong chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế.

- Bình thường diện của thóp của vùng đỉnh sọ không to lắm, nhưng trong trường hợp não úng thuỷ (đầu to) thì các đường khớp giãn rộng và thóp cũng to lên nhiều.

- Kích thước của đầu rất quan trọng trong cơ chế đẻ, gồm có các đường kính trước sau, trên, dưới, ngang và chu vi đầu.

1.1.2.1. Đường kính trước sau: có 5 đường kính trước sau liên quan đến các ngôi gồm:

  •  Hạ chẩm - thóp trước: 9,5cm (trong ngôi chỏm, đầu cúi tốt).
  •  Hạ châm trán: 11cm (ngôi chỏm,  đầu cúi vừa).
  •  Chẩm - trán: 11,5cm (ngôi chỏm đầu, không cúi, không ngừa, ngôi đầu lưng chừng). 
  •  Chẩm - cằm: 13cm (ngôi thóp trước).
  •  Thương châm - cằm: 13,5cm (ngôi trán).

1.1.2.2. Đường kính trên dưới: một đường kính trên dưới là hạ cằm - thóp trước: 9,5cm (trong ngôi mặt).

1.1.2.3. Đường kính ngang: có 2 đường kính ngang

  •  Lưỡng đỉnh: 9,5cm
  •  Lưỡng thái dương: 8cm

* Tóm lại có 3 đường kính cần phải nhớ là:

  •  Hạ chẩm - thóp trước: 9,5cm ngôi chỏm
  •  Hạ cằm - thóp trước: 9,5cm ngôi mặt.
  •  Lưỡng đỉnh: 9,5cm ngôi đầu.

1.1.2.4. Có 2 vòng đầu (chu vi)

  •  Vòng to qua thượng chẩm và cằm: 38cm.
  •  Vòng nhỏ qua hạ chẩm và thóp trước 33cm.

1.2. Cổ và thân

- Cổ giúp cho đầu quay 180°, cúi, ngửa, nghiêng dễ dàng. Cô chịu đựng sức kéo không quá 50kg.

- Thân có các đường kính:

  •  Lưỡng mỏm vai: 12cm, thu hẹp còn 9cm.
  •  Lưỡng ụ đùi: 9cm.
  •  Cùng chày: 11cm, thu hẹp còn 9cm.

2. SINH LÝ

Thai sống trong tử cung nhờ cậy hoàn toàn vào người mẹ qua hệ tuần hoàn tử cung thai. Do đó, các bộ máy hô hấp, tuần hoàn có những điểm khác người lớn.

2.1. Tuần hoàn

- Tim có 4 buồng, nhưng đặc biệt là hai tâm nhĩ thông với nhau bởi lỗ Botal.

- Động mạch phổi cũng thông giữa tâm thất phải và phổi nhưng vì phổi xẹp, Hình 15. Các đường kính trước - sau và chưa hoạt động nên máu cũng không lưu đường kính trên - dưới của đầu thai nhi thông bao nhiêu. aa. Thượng chẩm - cằm

- Động mạch chủ và động mạch phổi bb, Chẩm - trán thông với nhau bởi ống động mạch nên CC. Hạ chẩm - thóp trước đã dẫn máu từ thất phải sang động mạch dd. Thượng chẩm - trán chủ một phần. ee. Hạ cằm - thóp trước

- Từ hai động mạch chậu trong có hai động mạch rốn đi theo dây rau vào bánh rau để đưa ra những nhánh động mạch nhỏ tới các gai rau (mang màu đen). Máu đỏ từ các mao mạch của tua rau chảy về tĩnh mạch rốn.

- Chu kỳ tuần hoàn như sau:

  • Máu đỏ từ các gai rau mang các chất dinh Phol dưỡng và oxy đi vào thai nhi bằng tĩnh mạch rốn. Khi tới tĩnh mạch chủ dưới máu đó sẽ pha trộn với máu đen từ nửa dưới cơ thể, để cùng đổ vào tĩnh mạch chủ. Đến tâm nhĩ phải, máu một phần xuống tâm thất phải để vào động mạch phổi, một phân qua lỗ Botal vào tâm nhĩ trái. Vì phổi chưa làm việc nên phần máu từ động mạch đến động mạch chủ. Động mạch chủ cũng nhận máu từ tâm Ding mach che thất trái chảy ra, rồi đem đi nuôi khắp cơ thể, chỉ một phần máu trở về rau thai qua hai động mạch rốn. Như vậy, hầu hết máu trong thai nhi là một đangcó ân thứ máu pha trộn, vừa đen, vừa đỏ. Sau khi thai nhi sổ ra ngoài được gọi là trẻ sơ sinh, khi cuống rốn được cắt thì rau đình chỉ chức phận của nó. Trẻ sơ sinh bắt đầu thở, phổi bắt đầu hoạt động, tiểu tuần hoàn bắt đầu làm việc, lỗ Botal đóng lại, ống động mạch tắc, các mạch máu rốn và ống Arantius đều Hình 16. Sơ đồ tuần hoàn thai nhi thôi làm việc. Trẻ sơ sinh bắt đầu sống với hệ tuần hoàn vĩnh viễn giống như người lớn.

2.2. Hô hấp

- Thai nhi nằm trong tử cung sử dụng oxy trong máu người mẹ nhờ rau mang tới. Phổi chưa hoạt động nên xẹp, đặc,thả xuống nước thì chìm. CO, thải từ các tế bào của thai nhi được chuyển vào các gai rau rồi thải vào các hồ huyết để về máu người mẹ. Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai nhicó 0, cho nên màu đỏ, trái lại, máu ở động mạch rốn thì đen vì chứa CO,. Sự trao đổi 0, và CO, qua gai rau là do sự chênh lệch nồng độ giữa máu mẹ và máu con quyết định, khi người mẹ bị ngạt thai nhi có thể nhường , cho người mẹ và thai nhi có thể chết trước. Nhưng thai nhi sử dụng ít O, nên khả năng chịu đựng ngạt của thai nhi khá cao. Máu động mạch của thai thường chỉ bão hoà khoảng 75% O,. Vì vậy trong trường hợp mẹ bị chết một cách đột ngột (do tai nạn...) thì thai nhi có thể sống thêm một thời gian và người ta có thể đặt vấn đề phẫu thuật nhanh để cứu thai nhi sau khi mẹ chết trong vòng 15 phút.

- Tuy vậy, nếu thai nhi bị thiếu O, thì sẽ có những hậu quả:

  •  Đầu tiên là toan khí do ứ đọng CO, sau đó bị toan chuyển hoá do thừa acid lactic.
  •  Thiếu oxy sẽ gây ra hiện tượng tập trung tuần hoàn, co mạch ngoại biên và nội tạng để tập trung máu vào những bộ phận quan trọng như não, tim. Tình trạng thiếu oxy làm tăng nhu động ruột và tống phân xu vào nước ối. Nước ối có lẫn phân xu là triệu chứng quan trọng của suy thai (trừ trường hợp ngôi mông).

2.3. Tiêu hoá

  • Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nhận những chất dinh dưỡng của mẹ từ bánh rau, thẩm thấu qua thành của các gai rau.
  • Bộ máy tiêu hoá cũng có hoạt động chút ít trong ống tiêu hoá có phân xu là chất dịch sánh đặc, trong có chứa chất nhầy của niêm mạc dạ dày ruột, mật của gan, nước ối do thai uống vào, một ít tế bào bong từ đường tiêu hoá.

2.4. Bài tiết

  • Da có bài tiết chất nhờn và chất bã, bắt đầu từ tháng thứ 5.
  • Thận đã hoạt động, có nước tiểu trong bàng quang. Thai đái vào buồng đi, Ngay sau đó, thai có thể đái ngay, nếu vì lý do nào đó bàng quang co bóp. Một vài trường hợp bệnh lý về thận như thận ứ nước cũng chứng tỏ là thận là hoạt động trong khi thai nhi còn nằm trong tử cung của người mẹ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
CÁC PHẦN PHỤ CỦA THAI ĐỦ THÁNG
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

SUY THAI CẤP TÍNH TRONG CHUYỂN DẠ
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

Truyền hóa chất tĩnh mạch - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm bù dịch điều trị sốc bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Protein niệu ở thai kỳ - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Quan Hệ Tình Dục Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Có An Toàn Không?
Quan Hệ Tình Dục Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Có An Toàn Không?

Câu hỏi: - Tôi đang trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Thời gian này tôi quan hệ tình dục có an toàn cho em bé không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai
6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai

Có một đứa con là một trong những quyết định lớn lao, kỳ diệu, thực sự làm thay đổi mọi thứ.

Cách hâm nóng đời sống tình dục khi đang nỗ lực thụ thai?
Cách hâm nóng đời sống tình dục khi đang nỗ lực thụ thai?

Đấy là một câu hỏi khá khó giải đáp vì hầu hết các cặp vợ chồng có các vấn đề về sinh sản đều suy nghĩ về sự liên quan hoạt động tình dục với nỗ lực thụ thai của họ.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Căng thẳng stress ở nam giới có ảnh hưởng đến việc có thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1089 lượt xem

Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1440 lượt xem

- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Sử dụng chất bôi trơn có hạn chế khả năng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1135 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu tôi rơi vào tình trạng khô hạn và tôi muốn thụ thai thì sử dụng chất bôi trơn có ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1354 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Stress, căng thẳng có gây sẩy thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

- Khi mang thai, tôi bị căng thẳng, stress thường xuyên. Bác sĩ có thể cho tôi biết, việt căng thẳng, stress có gây sẩy thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây