1

Tiếp cận chẩn đoán đái máu - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI MÁU

  •  Soi nước tiểu tươi lấy giữa dòng có 5 hồng cầu/ml
  •  Có >3 hồng cầu trong mẫu quay ly tâm 10 ml nước tiểu tươi lấy giữa dòng .
  •  Đái máu chia làm hai loại đái máu đại thể và đái máu vi thể. Đái máu đại thể hay là đái máu nhìn thấy bằng mắt thường. Đái máu vi thể thường phát hiện thấy thông qua xét nghiệm sàng lọc thường quy.

2. CHẨN ĐOÁN ĐÁI MÁU

2.1. Chẩn đoán xác định đái máu

2.1.1.Que thử nước tiểu

- Hemoglobin peroxidase hoạt động chuyển đổi chromogen tetramethylbenzidine không kết hợp trong que thử thành dạng oxidized, kết quả
sẽ cho mầu xanh lá cây.

- Đây là một xét nghiệm rất nhạy cảm và có thể phát hiện 1 lượng rất nhỏ như là 150mcg/L hemoglobin tự do.

- Kết quả âm tính giả và dương tính giả khi dùng que thử là rất ít gặp.

- Nguyên nhân gây dương tính giả.

  •  Hemoglobin niệu.
  •  Myoglobin niệu.
  •  Sự hiện diện của các tác nhân oxy hóa trong nước tiểu (hypochlorite và peroxidases của vi khuẩn kết hợp với nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Nguyên nhân gây âm tính giả.

  •  Sự xuất hiện một khối lượng lớn các chất khử.
  •  Tỷ trọng nước tiểu tăng

2.1.2. Chẩn đoán phân biệt

Trẻ đái máu có thể có nước tiểu mầu đỏ hoặc mầu nâu sẫm hoặc mầu coca cola do đó cần chẩn đoán phân biệt với.

- Nước tiểu có mầu vàng hoặc mầu nước cam.

  •  Tỷ trọng nước tiểu bình thường.
  •  Do thuốc (rifampicin, warfarin, pyridium).

- Mầu nâu sẫm hoặc mầu đen.

  •  Sắc tố mật.
  •  Methe hemoglobin.
  •  Alanin.
  •  Thuốc nhuận tràng.
  •  Thuốc (thymol, resorcinol).

- Mầu đỏ hoặc mầu hồng.

  •  Đái huyết sắc tố.
  •  Myoglobin niệu.
  •  Porphyrins.
  •  Nhiều urate trong nước tiểu (mầu hồng nhạt).
  •  Một số thức ăn (củ cải đường, quả mâm xôi, thuoocs nhuộm màu đỏ).
  •  Một số thuốc (chloroquine, desferoxamine, benzene, phenolphtalein, phenazopypyridine).

2.2. Soi nước tiểu dưới kính hiển vi.

  •  Soi nước tiểu tươi để lắng cặn là rất quan trọng để chẩn đoán và đánh giá mức độ đái máu.
  •  Soi nước tiểu dưới kính hiển vi có thể cho kết quả âm tính giả khi nước tiểu có tỷ trọng thấp hoặc PH niệu kiềm.

3. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN ĐÁI MÁU

- Đái máu có thể có nguồn gốc từ cầu thận, ống thận và khoảng gian bào hoặc đường tiết niệu (bao gồm niệu quản, bàng quàng, niệu đạo).

- Xác định được nguyên nhân đái máu là tại cầu thận hay ngoài cầu thận là rất quan trọng:

  • Đái máu do nguyên nhân cầu thận > 30% hồng cầu biến dạng.
  • Đái máu do nguyên nhân không phải cầu thận > 90 – 95% hồng cầu không thay đổi hình dáng.
Tại cầu thận Ngoài cầu thận
Đái máu lành tính có tính chất gia đình (Bệnh mỏng màng đáy)
Đái máu lành tính không có tính chất gia đình
Viêm cầu thận cấp sau nhiễm trùng
Viêm cầu thận tăng sinh màng
Viêm cầu thận tiến triển nhanh
Bệnh thận IgA
Viêm thận Scholein Henoch
Viêm thận Lupus
Viêm mao mạch họai tử
Hội chứng huyết tán ure máu cao
Hội chứng Alport
Tắc mạch thận
Viêm thận kẽ
Nang thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Tăng can xi niệu
Sỏi thận
Chấn thương
Do tập thể dục
Rối loạn đông máu
Dị tật mạch máu
Hội chứng Nutcracker
Khối u ác tính
U nguyên bào thận
Ung thư tế bào thận
Ung thư bang quang
Kinh nguyệt
Factitlous

 

4. CÁC BƯỚC TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐÁI MÁU

 

       

 

5. CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT THẬN

  •  Protein niệu > 1g/1.73 m2/ngày
  •  Bổ thể C3 thấp kéo dài trên 3 tháng.
  •  Mức lọc cầu thận giảm < 80ml/phút/1.73m2.
  •  Viêm thận lupus, viêm thân scholein henoch.
  •  Tiền sử gia đình có bệnh thận nghi ngờ hội chứng Alport.
  •  Đái máu đại thể tái phát mà không rõ nguyên nhân.
  •  Đái máu do cầu thận mà gia đình thiết tha muốn biết nguyên nhân và tiên lượng của bệnh mặc dù protein niệu không cao.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí bệnh nhi khó thở - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán và xử trí khối u đặc thường gặp - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

Tiếp cận chẩn đoán Protein niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán thiếu máu - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Rối loạn cương dương tạm thời: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Rối loạn cương dương tạm thời: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Rối loạn cương dương là một trong những vấn đề về chức năng tình dục phổ biến nhất ở nam giới. Trong nhiều trường hợp thì rối loạn cương dương chỉ là vấn đề tạm thời.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  568 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4228 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  520 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1092 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  933 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây