1

Tiêm gân gấp ngón tay dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm gân gấp ngón tay hay còn gọi là ngón tay lò xo có là tình trạng viêm gân, bao gân gấp ngón tay. Điều trị bao gồm: giảm vận động ngón tay, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau và tiêm corticoid tại chỗ.Tiêm cortioid dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị viêm gân gấp ngón tay cho phép đưa thuốc chính xác vào bao gân, tránh các tổn thương vào thần kinh và mạch máu do vậy đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với phương pháp tiêm kinh điển trước đây.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Viêm gân gấp ngón tay

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp, nhiễm nấm
  •  Cơ địa suy giảm miễn dịch.
  •  Thận trọng với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp; chứng chỉ siêu âm.
  •  01 Điều dưỡng

2. Phương tiện

  •  01 máy siêu âm có đầu dò Linear 5-9MHz
  •  Túi bọc đầu dò siêu âm
  •  găng vô khuẩn
  •  Kim tiêm 25 hoặc 26 Gauge (G), bơm tiêm 5 ml
  •  Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật
  •  Có chỉ định của bác sỹ CK

4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc

  •  Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng theo quy định
  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định
  •  Chuẩn bịBN: hướng dẫn tư thếBN ngồi để ngửa bàn tay
  •  Chuẩn bị hút 0,2 ml methylprednisolon (Depomedrol) cho vào bơm tiêm.
  •  Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò
  •  Kiểm tra vị trí tiêm: mặt gan tay của khớp bàn ngón
  •  Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
  •  Bọc đầu dò bằng găng vô khuẩn
  •  Sát khuẩn bằng cồn Iod 3 lần tại vị trí tiêm.
  •  Siêu âm xác định vị trí cần tiêm: đặt đầu dò ở lát cắt ngang qua khớp bàn ngóntay, vị trí tiêm là đưa kim vào được chính xác vùng tam giác ngay dưới ròng rọc A1. Vùng tam giác này được giới hạn bởi gân gấp chung các ngón, nền xương bàn ngón tay và khoảng cách từ khớp bàn ngón đến ròng rọc.
  •  Tiến hành chọc kim qua da, hướng kim tạo một góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang và đồng thời quan sát trên màn hình. Khi kim vào đúng vị trí tam giác ở phía bên trái của trung tâm màn hình thì tiến hành tiêm thuốc.
  •  Sát khuẩn, băng tại chỗ
  •  Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: BN giữ sạch và không để ướt vị trí tiêm trong vòng 24h sau tiêm, sau 24h bỏ băng và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí tiêm, sốt.

VI. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24h
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h
  •  Theo dõi hiệu quả điều trị

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi tiêm 12-24 h: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với thuốc depo-medrol, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol
  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.

Hình minh họa: Tiêm gân gấp ngón III dưới hướng dẫn của siêu âm. Nguồn: internet.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm khớp bàn ngón chân I dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp cổ chân dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm nội khớp cổ tay dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản
Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.

Caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Mối liên quan giữa tiêu thụ caffein với khả năng sinh sản

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  994 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Mẹ tiêm vắc-xin, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  573 lượt xem

Cuối tháng trước, em có đi tiêm vac-xin Rubella và viêm gan B. Mươi ngày sau, thấy trễ kinh, em thử que 2 vạch nên vào viện khám, siêu âm thì có túi thai 3mm. Như vậy, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ và em có cần được tiếp tục tiêm vac-xin nữa hay ngừng lại đây?

Tiêm vắc-xin phòng dại, liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3397 lượt xem

Mang thai được 2 tháng, đi khám em mới biết mình có thai. Nhưng trong tháng đầu, do không biết mình đã có thai nên khi bị mèo cào, em đã đi chích vắc-xin phòng dại Verola. Vậy, liệu việc chích vắc-xin đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có phải không nên bú quá 150ml sữa/cữ vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé phải không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  826 lượt xem

Em sinh bé trai hiện cháu đang được 3 tháng tuổi. 2 tháng đầu mỗi tháng bé đều tăng 1,2kg. Em có cân bé vào cuối tháng thứ 2 thì bé nặng 5,7kg, cao 64cm. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng em hút ra bình cho bé bú. Ngày bé bú 5-6 lần, mỗi lần 150ml. Có phải trẻ dưới 6 tháng không nên bú quá 150ml sữa/cữ vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé không ạ? Bé nhà em bú 150ml sữa xong vẫn mút tay kiểu chưa đủ nên em muốn tăng lượng sữa lên cho bé. Ngoài ra bé nhà em ngủ rât ít, chỉ 9-10 tiếng/ ngày thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không ạ? Ban đêm bé ngủ rất say, em toàn phri đánh thức bé dậy để cho bú thì có được không ạ? Còn một vấn đề nữa là từ lúc sinh đến giờ em chỉ rơ lưỡi cho bé vài lần và không cho bé uống thêm tí nước nào thì có được không ạ? Hiện em thấy lưỡi bé hơi dơ ạ. 

Siêu âm 4D nhiều, có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  681 lượt xem

Bác sĩ hẹn em đến tuần thai thứ 22 mới siêu âm 4D được. Nhưng trước 2 ngày tái khám thai 22 tuần đó, nhân về quê, vợ em có vào phòng khám tư nhân siêu âm 4D để biết giới tính con mà chuẩn bị mua sắm. Phòng khám không có khảo sát hình thái học chỉ nói giới tính. Vì vậy, nếu 2 ngày sau lại đến Bv siêu âm 4D nữa thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không a?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây