1

Theo dõi SpO2 liên tục tại giường - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  SpO2 là tỷ lệ (%) mức bão hòa oxy gắn vào hemoglobin (Hb) máu động mạch ngoại vi (saturation of peripherical oxygen).
  •  Theo dõi SpO2 liên tục tại giường là một kỹ thuật không xâm lấn, đơn giản có độ chính xác cao nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy máu của người bệnh, giúp cho công tác điều trị được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả đồng thời có thể giảm thiểu số lần chọc khí máu động mạch.

II. CHỈ ĐỊNH

Theo dõi SpO2 được tiến hành trong các trường hợp:

  •  Tất cả các cuộc mổ.
  •  Người bệnh nặng cần hồi sức, đột quỵ não, nhược cơ, tổn thương (ép, viêm và chấn thương) tủy cổ có liệt cơ hô hấp, Guillain Barré...
  •  Người có bệnh phổi, suy hô hấp, suy tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, sốc, trụy mạch, tụt huyết áp...
  •  Trẻ sơ sinh đẻ non, trẻ suy hô hấp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 điều dưỡng viên.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

  •  01 máy theo dõi (monitoring) có gắn thiết bị đầu đo SpO2.
  •  Bút xanh, đỏ, thước kẻ.
  •  Huyết áp kế.
  •  Ống nghe.

3. Người bệnh

  •  Điều dưỡng thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
  •  Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh những điều cần thiết.
  •  Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  •  Vệ sinh sạch sẽ rồi lau khô vị trí định lắp bộ phận nhận cảm (nếu cần thiết).

4. Hồ sơ bệnh án

Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
  •  Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến bên giường người bệnh
  •  Đặt máy theo dõi (monitoring) vào vị trí thuận lợi, dễ nhìn, chắc chắn
  •  Để người bệnh ở tư thế thích hợp, an toàn
  •  Giải thích, động viên người bệnh phối hợp khi tiến hành kỹ thuật
  •  Kẹp hoặc dán bộ phận nhận cảm (sensor) ở đầu ngón tay, ngón chân, dái tai hoặc bất cứ tổ chức nào được tưới máu mà có thể gắn được
  •  Thông báo kết quả cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh biết
  •  Dặn người bệnh hoặc gia đình những điều cần thiết
  •  Rửa tay, ghi phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh

VI. THEO DÕI

Theo dõi liên tục chỉ số SpO2 được thay đổi và hiện liên tục trên màn hình theo dõi (monitoring). Tùy từng trường hợp cụ thể để báo bác sĩ có quyết định xử trí kịp thời và hiệu quả. (SpO2 ở người bình thường dao động từ 92 - 98%).

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Cần kiểm tra máy và bộ phận cảm nhận kẹp hoặc dán thường xuyên đề phòng bộ phận này bị tuột hoặc lỏng hoặc dây cáp bị đứt dẫn đến chỉ số sai và cần phối hợp với thăm khám tình trạng lâm sàng của người bệnh để xử trí kịp thời.

- Lưu ý: hạn chế của đo SpO2:

  •  Bão hoà oxy máu quá thấp sẽ không phát hiện được bằng SpO2.
  •  SpO2 phản ánh bão hoà oxy máu chậm hơn SaO2.
  •  Tụt huyết áp hoặc co mạch làm giảm dòng máu và độ nảy ở tiểu động mạch nên giá trị SpO2 không còn chính xác.
  •  Hạ nhiệt độ, cử động, tiêm chất màu vào mạch máu, sắc tố da, sơn màu móng tay, ... làm giá trị SpO2 không chính xác.
  •  Trong ngộ độc CO: theo dõi SpO2 không chính xác, cần làm khí máu động mạch để đo SaO2 và COHb.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Siêu âm Doppler xuyên sọ có giá đỡ tại giường theo dõi 24/24 giờ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Bệnh mô liên kết hỗn hợp - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tiêm ngoài màng cứng qua khe liên đốt - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Bít lỗ thông liên nhĩ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Biết lỗ thông liên nhĩ/ liên thất/ ống động mạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Mối liên hệ giữa cholesterol cao và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa cholesterol cao và rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có cả sức khỏe tim mạch kém mà nồng độ cholesterol cao chính là một thủ phạm làm suy giảm sức khỏe tim mạch.

Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.

Sinh con theo ý muốn - góc nhìn dân gian
Sinh con theo ý muốn - góc nhìn dân gian

Nếu bạn muốn một cậu bé, nên ăn nhiều thịt đỏ hơn? Muốn một bé gái, bạn nên kết thân với socola? Hoặc “yêu” vào ngày trăng tròn?

Cách Sinh Con Trai, Gái Theo Ý Muốn
Cách Sinh Con Trai, Gái Theo Ý Muốn

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các phương pháp, cách tính giúp lựa chọn giới tính sinh con theo ý muốn.

Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?
Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  709 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  851 lượt xem

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  921 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  725 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây