Thế nào là loãng xương nguyên phát?
Loãng xương nguyên phát là tình trạng xảy ra khi những thay đổi trong quá trình lão hóa tự nhiên làm giảm mật độ và khối lượng xương, khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy.
Tình trạng này thường xảy ra do những thay đổi bình thường trong quá trình lão hóa như giảm nồng độ hormone sau mãn kinh hoặc giảm hấp thu canxi và vitamin D ở người cao tuổi.
Hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị như dùng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp làm chậm quá trình mất xương và ngăn ngừa gãy xương.
Loãng xương nguyên phát là gì?
Loãng xương nguyên phát là tình trạng mật độ và khối lượng xương bị suy giảm do sự lão hóa tự nhiên, điều này khiến xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy.
Những người mắc chứng loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn. Xương có thể bị gãy ngay cả khi chỉ bị ngã nhẹ. Nguy cơ gãy xương tăng lên khi tình trạng loãng xương tiến triển và xương tiếp tục trở nên suy yếu.
Sự khác biệt giữa loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát
Loãng xương nguyên phát xảy ra do sự lão hóa và là dạng loãng xương phổ biến nhất.
Loãng xương thứ phát là dạng loãng xương do một tình trạng bệnh lý khác gây ra, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp hoặc bệnh viêm ruột.
Một số loại thuốc, đặc biệt là steroid – nhóm thuốc điều trị các bệnh lý viêm hoặc bệnh tự miễn– cũng có thể gây ra loãng xương thứ phát.
Triệu chứng loãng xương nguyên phát
Loãng xương nguyên phát thường diễn ra âm thầm mà không có triệu chứng. Nhiều người không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.
Các vị trí gãy xương phổ biến gồm có hông, cột sống và cổ tay nhưng gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
Khi chứng loãng xương nguyên phát trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Lực nắm tay yếu
- Xương dễ gãy
- Giảm chiều cao
- Gãy nén đốt sống, gây gù lưng và đau lưng, đau cổ
Các loại loãng xương nguyên phát
Loãng xương nguyên phát được chia thành hai loại:
- Loãng xương sau mãn kinh (loại 1): Loãng xương sau mãn kinh xảy ra ở phụ nữ, nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố. Sự sụt giảm estrogen sau khi mãn kinh khiến cho xương bị giảm mật độ khoáng chất. Theo ước tính, khoảng một nửa số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh bị loãng xương.
- Loãng xương ở người cao tuổi (loại 2): Loãng xương ở người cao tuổi xảy ra do sự lão hóa chứ không phải do thay đổi nội tiết tố. Loại loãng xương này xảy ra từ từ cùng với các thay đổi điển hình khác của quá trình lão hóa, chẳng hạn như giảm tốc độ hình thành xương mới, giảm hấp thu canxi và giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Loại loãng xương này phổ biến nhất ở người trên 70 tuổi.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của loãng xương nguyên phát
Vì những thay đổi do sự lão hóa tự nhiên là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương nguyên phát nên bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh khi về già. Nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương nguyên phát, gồm có:
- Đã mãn kinh: Những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh và bị giảm estrogen có nguy cơ bị loãng xương nguyên phát (cả hai loại) cao hơn.
- Một số chủng tộc: Người gốc Á và người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với các chủng tộc khác.
- Hút thuốc: Sử dụng thuốc lá làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
- Gãy xương muộn: Những người bị gãy xương sau 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nguyên phát cao hơn.
- Ăn uống không đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như protein, canxi và vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
- Ít hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động có thể làm tăng tốc độ mất xương và nguy cơ té ngã. Điều này có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Điều trị loãng xương nguyên phát
Không có cách nào có thể chữa khỏi hay đảo ngược bệnh loãng xương, bất kể là nguyên phát hay thứ phát. Nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm tốc độ mất xương và ngăn ngừa gãy xương. Các phương pháp điều trị gồm có:
- Liệu pháp estrogen và thuốc điều biến có chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) giúp làm tăng nồng độ estrogen và giúp cơ thể sử dụng estrogen hiệu quả hơn, nhờ đó ngăn chặn mất xương và củng cố xương.
- Các loại thuốc chống hủy xương như bisphosphonate và denosumab giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương.
- Các loại thuốc hormone như calcitonin và steroid đồng hóa giúp điều hòa nồng độ canxi trong cơ thể để ngăn ngừa mất xương
- Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe xương cũng như sức khỏe tổng thể.
- Bỏ thuốc lá nếu hút để ngăn ngừa mất xương thêm.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, vitamin D và canxi để củng cố xương.
- Thực hiện các biện pháp giảm té ngã như lắp thanh vịn trong nhà tắm, chú ý khi đi lại
Các biện pháp điều trị gãy xương do loãng xương:
-
- Bất động xương gãy
- Phẫu thuật
- Dùng thuốc giảm đau và chườm ấm để giảm đau
- Vật lý trị liệu
Tóm tắt bài viết
Loãng xương nguyên phát là tình trạng mật độ và khối lượng xương bị suy giảm do những thay đổi trong quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Thông thường, loãng xương nguyên phát không biểu hiện triệu chứng cho đến khi xương bị gãy. Nhưng đôi khi, loãng xương gây ra các triệu chứng như đau, giảm chiều cao và biến dạng tư thế.
Mặc dù không thể chữa khỏi hay đảo ngược bệnh loãng xương nguyên phát nhưng điều trị có thể giúp làm chậm tốc độ mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Các nhiều loại thuốc để điều trị loãng xương. Mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau, gồm có tăng nồng độ hormone estrogen, tăng lượng canxi, giảm mất xương và củng cố xương.
Các thay đổi về lối sống, chẳng hạn như bỏ thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất, tăng lượng canxi, protein và vitamin D cũng là phần quan trọng trong việc điều trị chứng loãng xương.
Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.
Mặc dù phổ biến hơn ở phụ nữ nhưng loãng xương có thể xảy ra ở cả nam giới. Chứng loãng xương ở nam giới thường là do các nguyên nhân khác gây ra chứ không phải do lão hóa, chẳng hạn như sử dụng một số loại thuốc.
Loãng xương là nguyên nhân gây ra gần 9 triệu ca gãy xương trên toàn thế giới mỗi năm. Nếu loãng xương là do một bệnh lý khác gây ra thì được gọi là loãng xương thứ phát.
Loãng xương là tình trạng xương bị giảm mật độ, trở nên mỏng đi và yếu hơn. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương trên thế giới là khoảng 23% trong khi tỷ lệ ở nam giới là khoảng 11%. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Một số yếu tố có thể phòng ngừa được trong khi một số là không thể tránh khỏi.
Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.