1

Thai nhi 10 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi
Thai nhi 10 tuần tuổi Thai nhi 10 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Mặc dù thai nhi bây giờ mới chỉ bằng một trái quất vàng – kích cỡ khoảng 2,5cm hoặc dài hơn, từ đầu đến chân – và nặng chưa tới ¼ ounce, em bé đã hoàn thành phần quan trọng nhất trong sự phát triển của mình. Đây là thời điểm bắt đầu được gọi là thời kỳ thai nhi ( các tuần trước có thể gọi là phôi thai), khi các mô và cơ quan trên cơ thể bé phát triển và trưởng thành nhanh chóng. Bé liên tục nuốt nước bọt và đá.

Các cơ quan quan trọng - bao gồm thận, ruột, não, gan (hiện đang sản sinh tế bào hồng cầu thay cho túi noãn hoàng đang biến mất) đang đi vào đúng vị trí và bắt đầu hoạt động, mặc dù chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Nếu có thể nhìn thấy bên trong tử cung bạn sẽ nhìn thấy từng chi tiết nhỏ như móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay và ngón chân (không có lông mày) và lông mặt bắt đầu phát triển trên lớp da nhạy cảm.

Các phát triển khác: các chi của bé hiện đã có thể uốn cong. Tay bé uống cong ở cổ tay và gập vào trên vị trí trái tim. Đôi chân có thể đủ dài để gập lên đằng trước người. Đường viền xương sống có thể được nhìn thấy rõ qua làn da mờ và các dây thần kinh cột sống đang bắt đầu căng ra từ từ sống. Trán của bé tạm thời phình ra với não đang phát triển và ở vị trí cao trên đầu, cái mà đo được bằng một nửa chiều dài cơ thể. Từ đầu đến mông dài khoảng 3cm. Trong những tuần tiếp theo, em bé của bạn sẽ phát triển tăng hơn gấp đôi kích cỡ- lên đến hơn 7cm.

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như nào?

Trong lần khám thai kế tiếp, bạn có thể nghe thấy nhịp tim đập nhanh của bé bằng siêu âm Doppler, một thiết bị siêu âm mà bác sĩ sẽ đặt trên bụng bạn. Nhịp tim bé nhỏ của thai nhi nghe dồn dập tựa như tiếng ngựa phi nước đại, và lần đầu tiên nghe có thể khiến bạn rất xúc động.

Trước khi bạn mang thai, tử cung của bạn có kích thước bằng một quả lê nhỏ. Đến tuần này, nó to như một quả bưởi. Tại thời điểm này bạn đã hoặc chưa sẵn sàng mặc đồ bầu. Nếu chưa mặc, quần áo bình thường trước đó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, hai bên vú có thể sẽ kéo căng hết mức khuôn áo ngực. Vùng bụng to lên rất có thể do bạn tăng cân hoặc đầy bụng. Nếu thay đổi giữa quần áo bình thường và đồ bầu, quần và váy với vùng thắt lưng co giãn (hoặc thắt đai thấp dưới bụng) sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái hơn nhiều.

Tùy vào mức độ thể hình mà bạn có thể tham gia vào nhiều hoạt động trong thời kỳ mang thai. Bơi và đi bộ là sự lựa chọn tuyệt vời trong suốt 9 tháng mang thai. Tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, sự khỏe mạnh, dẻo dai và bền bỉ - 3 phẩm chất giúp bạn tăng cân trong quá trình mang thai, chuẩn bị thể lực khi sinh con, và giúp bạn dễ dàng về dáng sau khi sinh. Thật tiếc là chẳng có bằng chứng nào chứng minh được việc tập luyện sẽ rút ngắn thời gian sinh con.

“Cảm giác buồn nôn của tôi xuất hiện vào mỗi buổi tối, thời điểm xung quanh thời gian ăn tối. Tôi chẳng thể ăn nổi thứ gì, nhưng tôi rất đói và trở nên cáu kỉnh. Tuy nhiên mọi thứ đã cải thiện sau khi tôi thay đổi lại lịch của mình, ăn bữa chính vào buổi sáng và cái gì đó nhẹ nhàng – thường là bánh quy giòn, phomat hoặc ngũ cốc cho bữa tối”.

Tìm hiểu về: Nhiễm trùng thai kỳ

Dưới đây là 3 trong số các loại nhiễm trùng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai và những can thiệp bạn có thể làm. Để biết thêm thông tin, hãy đọc về các bệnh nhiễm trùng khi mang thai.

Những điều cần biết về viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai?

Viêm đường tiết niệu (UTIs) là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân một phần là do mức progesterone cao hơn. Nội tiết làm giãn hệ tiết niệu, có thể làm chậm dòng nước tiểu, khiến vi khuẩn có nhiều thời gian phát triển hơn. Giai đoạn sau của mang bầu, các yếu tố khác cũng góp phần gây ra tình trạng này.

Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn đường ruột đi từ trực tràng đến niệu đạo của bạn và tìm đường đến đường tiết niệu của bạn, nơi chúng tiếp tục phát triển lên cấp số nhân. Đôi khi chúng gây ra tình trạng viêm bàng quang. Các triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm đau, khó chịu, hoặc nóng buốt khi đi tiểu, đi tiểu nhiều, và khó chịu vùng chậu hoặc đau bụng dưới. Nước tiểu của bạn trông có vẻ đục và có mùi hôi.

Điều quan trọng là phải thăm khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình bị viêm bàng quang. Viêm bàng quang không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, khiến bạn mắc bệnh nghiêm trọng và tăng nguy cơ sinh non. Nếu bạn bị viêm bàng quang, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh an toàn trong thời gian mang thai để giúp ngăn ngừa các vấn đề khác. Thuốc kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng trong vòng vài ngày, nhưng hãy nhớ uống hết toàn bộ quá trình điều trị để tiêu diệt tất cả vi khuẩn.

Vi khuẩn cũng có thể sinh sôi nảy nở trong đường tiểu mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào (một tình trạng gọi là vi khuẩn niệu không có triệu chứng), đó là lý do tại sao bác sĩ của bạn đã gửi mẫu nước tiểu tới phòng thí nghiệm trong lần khám thai đầu tiên của bạn. Bạn sẽ cần được điều trị bằng kháng sinh nếu bị tình trạng vi khuẩn niệu không có triệu chứng.

Những điều cần biết về nhiễm khuẩn âm đạo trong quá trình mang thai?

Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là nhiễm khuẩn đường sinh dục do vi khuẩn phát triển quá mức, thường sống trong âm đạo của bạn với số lượng nhỏ. Có thể bạn sẽ không phát hiện triệu chứng nào về bệnh BV. Nếu thế, có thể bạn nhận thấy một chất dịch trắng hoặc xám mịn, có mùi hôi hoặc mùi tanh. (Mùi này rõ ràng nhất sau khi quan hệ tình dục). Bạn cũng có thể bị kích ứng hoặc ngứa quanh âm đạo và âm hộ, mặc dù ít nhất một nửa số phụ nữ mắc BV không có triệu chứng.

BV có liên quan đến gia tăng nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm. Nếu bạn có các triệu chứng của BV hoặc nếu bạn có nguy cơ sinh non, bác sĩ sẽ sàng lọc nhiễm trùng và điều trị cho bạn bằng thuốc kháng sinh nếu kết quả dương tính. Nếu không có nguy cơ hoặc không có triệu chứng, bác sĩ sẽ không kiểm tra bạn.

Những điều cần biết khi nhiễm nấm âm đạo trong quá trình mang thai

Nhiễm nấm là dạng viêm âm đạo phổ biến thường xảy ra khi bạn mang thai. Chúng được gây ra do nấm vi mô thuộc họ Candida. Những nấm này được tìm thấy trong âm đạo của gần 1/3 phụ nữ và chỉ trở thành vấn đề đáng ngại khi chúng phát triển nhanh đến mức lấn át các vi sinh vật cạnh tranh khác. Mức estrogen tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai sẽ khiến âm đạo của bạn tiết ra nhiều chất glycogen, làm cho nấm dễ dàng phát triển hơn ở đó. (Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng estrogen cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nấm, làm cho nó tăng trưởng nhanh hơn và dính chặt vào thành âm đạo tốt hơn).

Nhiễm nấm sẽ không ảnh hưởng đến em bé đang phát triển của bạn. Tuy nhiên nếu bạn nhiễm nấm và sinh thường, bé sẽ có nguy cơ bị nhiễm khi đi qua đường âm đạo. Nấm có thể gây ra một chứng nhiễm trùng phổ biến gọi là bệnh tưa miệng ở trẻ em mới sinh, là những mảng trắng trong miệng của bé. Bệnh này không quá nghiêm trọng và rất dễ điều trị ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Hành động: mua áo lót và đồ bầu mới

Có lẽ đã đến lúc để thay đồ cho bạn. Khi vòng ngực và vòng eo ngày một tăng lên và thay đổi, áo lót và đồ lót cho mẹ bầu có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Sẽ thật khôn ngoan nếu bạn đến thẳng cửa hàng để mua áo ngực cho bà bầu (không mua trực tuyến) vì như thế nhân viên bán hàng có thể giúp bạn tư vấn về kích cỡ. Tìm kiếm loại nâng đỡ tốt và có chỗ nới rộng. Ngực bạn có thể tăng một hoặc hai cỡ trong những tháng tới, đặc biệt nếu đây là lần mang bầu đầu tiên của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thai nhi 4 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuần tuổi
Thai nhi 7 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4663 lượt xem

Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4557 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3469 lượt xem

Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2587 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1611 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây