Thai nhi 6 tuần tuổi
Quá trình phát triển của thai nhi
Sự phát triển quan trọng trong tuần này: mũi, miệng và tai- cái mà bạn sẽ dành rất nhiều thời gian để được vuốt ve, hôn lên chúng trong 8 tháng tới đang bắt đầu hình thành. Nếu có thể nhìn thấy trong tử cung, bạn sẽ tìm thấy một cái đầu quá khổ và các đốm đen ở vị trí đôi mắt và lỗ mũi của bé đang bắt đầu hình thành. Tai đang nổi lên được đánh dấu bởi các nốt nhỏ ở hai bên đầu, và cánh tay và chân của thai nhi nhô ra. Trái tim của bé đang đập khoảng 100 đến 160 lần một phút - gần gấp đôi nhịp tim của bạn - và máu bắt đầu lan truyền khắp cơ thể em bé. Ruột cũng đang phát triển, và nụ mô sẽ cho thấy phổi của bé đã xuất hiện. Tuyến yên cũng đang hình thành, cũng như các phần còn lại của não, cơ và xương. Ngay bây giờ, em bé của bạn khoảng 1,2 cm có kích thước bằng một hạt đậu lăng.
Cuộc sống của bà bầu thay đổi như nào?
Bạn cảm thấy tâm trạng mình như được phân chia – một ngày có thể buồn thảm, ủ dột nhưng ngày hôm sao lại vui vẻ phơi phới. Tâm trạng không ổn định mà bạn đang trải qua là điều hoàn toàn bình thường. Những cảm xúc dồn dập được gây ra bởi các hormone dao động. Nhưng hãy dẹp những nội tiết này sang một bên, cuộc sống của bạn sắp thay đổi theo một hướng quan trọng - và ai cũng sẽ cảm thấy xúc động về điều đó?
Phát hiện đốm máu (đốm máu trên quần lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiểu) hoặc chảy máu nhẹ là điều khá bình thường trong giai đoạn đầu mang thai, tình trạng này ảnh hưởng đến ¼ phụ nữ mang thai. Nó có thể xảy ra trong thai kỳ bình thường, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng sảy thai hoặc chửa ngoài tử cung. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào hoặc bị chảy máu, hãy gọi cho bác sĩ của mình.
“Uống vitamin tiền sản làm tôi bị ốm, vì vậy bác sĩ đã kê cho tôi một loại vitamin tiền sản vị trái cây, có thể nhai và yêu cầu tôi dùng chúng trong bữa ăn. Điều đó thực sự rất hữu ích đối với tôi”;
Tìm hiểu về: mang thai đôi ( song sinh)
Mang thai đôi di truyền trong gia đình. Ngoài ra bạn cũng có thể mang đa thai nếu có sử dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản. Nhưng bất kể phụ nữ nào cũng có thể mang nhiều hơn một bào thai. Bạn có thể là một trong số họ.
Khả năng mang thai đôi của bạn
- Nhìn chung cứ 31 ca sinh thì lại có 1 ca sinh đôi (nhiều hơn 3%). Nhưng cơ hội sinh đôi của bạn sẽ ít hơn nhiều – 1 trong 89 trường hợp – nếu bạn mang thai mà không có dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ mang thai 3 hoặc nhiều hơn vào khoảng 1 trong 565 trường hợp.
- Các cặp song sinh giống hệt nhau về gen thường xảy ra ngẫu nhiên. Khả năng của bạn có cặp song sinh giống hệt nhau về gen, hoặc sinh đôi cùng trứng, (khi trứng được thụ tinh chia làm đôi) là khoảng 1 trong 250 trường hợp.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi khác trứng (phát triển từ hai quả trứng, mỗi quả được thụ tinh bởi các tế bào tinh trùng riêng biệt) hoặc khả năng mang đa thai. Nếu áp dụng phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản, bạn sẽ dễ sinh đôi hoặc mang đa thai hơn. Trung bình, từ 20 đến 25 % phụ nữ dùng thuốc thụ thai hoặc trải qua thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các kỹ thuật sinh sản khác sẽ mang nhiều thai.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi khác trứng
- Một khi bạn mang thai cặp song sinh khác trứng thì lần mang thai thứ hai trong tương lai bạn cũng sẽ có khả năng mang thai đôi khác trứng.
- Mang thai cặp song sinh khác trứng sẽ di truyền trong gia đình, vì vậy nếu bạn là một người sinh đôi hoặc có liên quan đến cặp song sinh, bạn sẽ có nhiều khả năng cũng mang thai đôi trong tương lai. Lịch sử gia đình của chồng bạn có vẻ không ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi của bạn.
- Bạn càng lớn tuổi, cơ hội mang thai song sinh hoặc đa thai càng cao hơn. Thay đổi nội tiết tố có thể là một nguyên nhân.
- Các cặp song sinh khác trứng thường phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi và ít phổ biến hơn ở người Tây Ban Nha và người châu Á.
- Bạn càng mang thai nhiều lần thì cơ hội sinh đôi của bạn càng cao.
- Mang thai đôi phổ biến ở phụ nữ béo và cao so với phụ nữ nhỏ người.
Khi nào bạn sẽ phát hiện ra được mình có đang mang thai đôi hay không
Ngày nay phụ nữ thường nhận ra rằng họ đang mang nhiều bào thai thông qua việc siêu âm, thường thì trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nếu bạn chọn sàng lọc di truyền trong tam cá nguyệt thứ nhất bạn sẽ thực hiện siêu âm từ tuần 11 đến tuần 13. Nếu bạn có thai bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, có lẽ bạn sẽ siêu âm trước đó, thường là trong vòng 8 tuần đầu tiên để đếm các phôi đã cấy vào.
Bác sĩ cũng sẽ đề nghị thực hiện siêu âm nếu tử cung của bạn lớn hơn mức dự kiến so với số tuần thai của bạn kể từ thời điểm xuất hiện chu kỳ cuối cùng của bạn. Siêu âm gần như là biện pháp không thể thiếu để phát hiện ra đa thai, đặc biệt sau 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, càng mang nhiều thai thì càng có khả năng thai bé không được nhìn thấy.
Hành động: tìm hiểu những loại thực phẩm và đồ uống nào cần tránh
Trong thời kỳ mang thai, điều đặc biệt quan trọng là tránh những thực phẩm và đồ uống không an toàn có thể khiến bạn bị bệnh hoặc gây hại cho em bé. Nhưng có rất nhiều thông tin sai lệch xung quanh những gì là an toàn và những gì không. Bạn sẽ không muốn bỏ lỡ các thực phẩm lành mạnh hoặc căng thẳng quá mức với chế độ ăn uống của mình. Vì vậy, hãy tìm hiểu những thực phẩm và đồ uống cần tránh - thậm chí chúng tôi còn có một biểu đồ có thể in về để dán vào tủ lạnh của bạn.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi
- 0 trả lời
- 5583 lượt xem
Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.
- 0 trả lời
- 4923 lượt xem
Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với
- 0 trả lời
- 4551 lượt xem
Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?
- 0 trả lời
- 3168 lượt xem
Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?
- 0 trả lời
- 1850 lượt xem
Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.