Thai nhi 8 tuần tuổi
Quá trình phát triển của thai nhi
Những điều mới vào tuần này: Bàn tay và bàn chân của bé đang phát triển các ngón tay và ngón chân, mí mắt gần như bao phủ mắt, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển và “cái đuôi” sắp biến mất. Trong não, các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành các dây thần kinh sơ khai. Bạn có thể mơ mộng về việc có một đứa con trai hay con gái, nhưng bộ phận sinh dục không phát triển đủ để tiết lộ giới tính của bé. Dù thế nào, con của bạn – với kích thước của một hạt đậu thận- luôn di chuyển và chuyển động, mặc dù bạn vẫn không thể cảm nhận điều đó.
Cuộc sống của bà bầu thay đổi như thế nào
Bạn có thể nhận thấy rằng áo ngực mà bạn đang mặc trở nên chật hơn. Bạn sẽ sớm cần áo ngực có kích thước lớn hơn với sự hỗ trợ tốt hơn. Mức tăng trưởng của nội tiết gây ra sự tăng trưởng của vú và những thay đổi mô khác, tất cả đều để chuẩn bị cho sự tiết sữa. Vú bạn có thể tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Đừng ngạc nhiên nếu kích thước của bạn tăng lên 1 hoặc 2 cup, đặc biệt là nếu đây là em bé đầu tiên của bạn. Hãy ghi nhớ điều này và chừa khoảng trống khi mua áo ngực mới.
Cảm thấy mệt mỏi? Sự thay đổi hormone - đặc biệt là sự gia tăng đột ngột progesterone - có thể góp phần vào sự chậm chạp của bạn. Buồn nôn và ói mửa cũng có thể làm bạn tốn kém năng lượng. Và bạn có thể gặp khó khăn khi ngủ, đặc biệt nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc thấy mình cần phải đi tiểu.
“Đi bộ ngắn 15 đến 20 phút đã giúp tôi đối phó với tình trạng mệt mỏi đã ảnh hưởng đến tôi trong ba tháng đầu tiên. Đó là cách duy nhất để tôi trải qua một ngày làm việc mà không hề ngủ gật!”.
Tìm hiểu về: Khám thai trong tam cá nguyệt đầu tiên
Bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh sẽ cung cấp cho bạn một loạt các xét nghiệm trong thời gian mang thai có thể giúp xác định xem con bạn có mắc hội chứng Down và các bệnh khác hay không. Một số xét nghiệm máu tương đối đơn giản (có nghĩa là bạn cần cung cấp một mẫu máu của bạn), trong khi một số khác liên quan đến thủ tục xâm lấn hơn. Tất cả đều là tùy chọn. Trước khi bạn đồng ý với bất kỳ thử nghiệm nào, hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ y tế giải thích thử ngiệm đó là gì, được thực hiện như thế nào và kết quả sẽ cho bạn biết điều gì. Nhiều quy trình kiểm tra trước sinh được dùng để sàng lọc thay vì mục đích chẩn đoán. Các quy trình sàng lọc sẽ khiến bạn có cảm giác lo ngại mắc một vấn đề nhất định nào đó. Nhưng chỉ một thử nghiệm chẩn đoán có thể cho bạn biết chắc chắn xem con bạn có vấn đề gì hay không. Dưới đây là những lựa chọn của bạn trong tam cá nguyệt đầu tiên:
- Các xét nghiệm trong ba tháng đầu: Sàng lọc trong tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm xét nghiệm máu, đo mức độ của hai loại protein trong máu của bạn và một siêu âm đặc biệt được gọi là siêu âm đo độ mờ da gáy (NT). Kiểm tra này được thực hiện từ tuần mang thai thứ 11 đến cuối tuần thứ 13. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện cùng lúc hoặc sớm hơn vài tuần. Xét nghiệm sàng lọc trong ba tháng đầu tiên sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tỷ lệ con mắc hội chứng Down và một vài vấn đề khác. Mặc dù không phải là chẩn đoán nhưng việc sàng lọc để tránh rủi ro và có thể giúp bạn quyết định xem bạn có muốn thử thực hiện các thử nghiệm chẩn đoán xâm lấn như sinh thiết gai nhau (CVS) hoặc chọc dò màng ối, quy trình có nguy cơ thấp gây sẩy thai.
- NIPT (thử nghiệm trước sinh không xâm lấn): Một thay thế khác là xét nghiệm máu có thể phát hiện hội chứng Down và một vài tình trạng nhiễm sắc thể khác ở tuần thai thứ 10 hoặc muộn hơn sau đó. NIPT cung cấp sẵn cho tất cả các phụ nữ nhưng chủ yếu được thực hiện cho những phụ nữ có nguy cơ cao mang thai với các vấn đề về nhiễm sắc thể. Và nó vẫn được coi là một thử nghiệm sàng lọc. Điều đó có nghĩa là nếu kết quả cho thấy một vấn đề, bạn vẫn cần CVS hoặc chọc ối để chẩn đoán chính xác.
- CVS (sinh thiết gai nhau): Xét nghiệm chẩn đoán này bao gồm việc thu thập các tế bào từ nhau thai, sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích đặc điểm di truyền. CVS có thể xác định xem con bạn có bất kỳ một trong số hàng trăm dị tật về nhiễm sắc thể và các rối loạn di truyền khác hay không. Nó được thực hiện trong 3 tháng đầu, thường từ tuần thứ 10 đến tuần 12. Quy trình này được thực hiện để thay thế sớm hơn cho một thử nghiệm chẩn đoán khác gọi là chọc ối, được thực hiện muộn hơn trong khoảng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20.
Hãy tìm hiểu kỹ về tổng quan quy trình kiểm tra hội chứng Down và các bất thường khác trong thời gian mang thai của bạn.
Hành động: Xem xét những hoạt động không an toàn trong thời kỳ mang thai
Bạn sẽ không kiêng kị quá mức mọi hoạt động, nhưng mang thai là thời điểm cần hoạt động một cách an toàn. Có một số hoạt động điển hình mẹ cần tránh trong thời kỳ mang thai như không chơi xe điện đụng, không xăm hình, không tắm bồn nước nóng- nhưng cũng còn một số khác có lẽ sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Hãy tìm hiểu xem hoạt động nào nguy hiểm vào thời điểm này.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi
- 0 trả lời
- 5606 lượt xem
Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.
- 0 trả lời
- 4933 lượt xem
Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với
- 0 trả lời
- 4605 lượt xem
Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?
- 0 trả lời
- 3181 lượt xem
Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?
- 0 trả lời
- 1858 lượt xem
Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.