Lời khuyên về tập thể dục cho người bị viêm da cơ địa
Nhưng đó không phải là lý do để bỏ qua bài tập. Tập thể dục thực sự có thể giúp bệnh VDCĐ của bạn bởi vì nó làm giảm căng thẳng (vì căng thẳng có thể kích hoạt VDCĐ bùng phát). Vì vậy, tiếp tục tập luyện. Chỉ cần tinh chỉnh thói quen của bạn để nó tốt hơn cho làn da của bạn.
Giữ cơ thể được mát mẻ
Khi tập thể dục, cơ thể bạn nóng lên, và sức nóng có thể làm cho bệnh chàm của bạn tồi tệ hơn. Bạn không thể dừng hoàn toàn, nhưng một số mẹo sau sẽ giúp ích.
- Nghỉ giải lao. Chia nhỏ các bài tập của bạn. Dừng lại và để cho cơ thể được hạ nhiệt. Sau đó tiếp tục.
- Uống nhiều nước. Luôn luôn mang theo một chai nước. Một số có loại xịt, bạn có thể mang theo và xịt vào da của bạn khi cần thiết.
- Đừng lạm dụng các bài tập thể dục. Nếu trời nóng, hãy ở trong một chỗ máy lạnh trong nhà. Tập trung vào các bài luyện tập vất vả hơn và làm điều đó trước 11 giờ sáng hoặc sau 5 khi trời mát hơn.
Bảo vệ da bị viêm khỏi mồ hôi
Muối và axit trong mồ hôi có thể làm khô da của bạn và khó chịu. Bạn có thể thực hiện các cách dưới đây để giảm thiểu điều này
- Lau mồ hôi khi tập luyện. Luôn luôn mang theo 1 chiếc khăn đi tập. Đừng sử dụng áo để lau vì nếu bạn làm thế, tất cả mồ hôi sẽ vẫn ảnh hưởng lên da của bạn.
- Khi bạn làm việc trong nhà, hãy sử dụng quạt. Quạt giúp mồ hôi bốc hơi.
- Mặc quần áo phù hợp
- Quần áo tập thể dục cần phải nhẹ, thoáng khí để mồ hôi có thể bay hơi ra khỏi cơ thể, và cần phải rộng rãi để nó thoát nhiệt và không chà xát vào da bạn.
- Sử dụng chất liệu cotton. Chất liệu này nhẹ nhàng nhất trên da của bạn. Hãy mặc quần áo lớn hơn một cỡ, vì vậy chúng không bị bó chặt ở đâu cả. Bạn thậm chí có thể muốn mặc quần áo ngược để những đường viền vải may không cọ xát vào da. Cắt những tags quần áo đi cũng là một cách để tránh khỏi việc cọ xát da.
- Cẩn thận với sợi tổng hợp. Một số quần áo thể thao được thiết kế có khả năng thấm hút mồ hôi tốt tuy nhiên nó cũng có thể gây nóng và tạo cảm giác thô ráp với làn da của bạn. Hãy thử nhiều loại chất liệu khác nhau và chọn ra loại phù hợp nhất với bạn.
- Mặc nhiều lớp. Khi cơ thể bạn nóng dần lên, nên cởi bớt đồ ra.
- Luôn giặt quần áo sau khi mặc chúng. Đừng để chúng bốc mùi và nằm yên trong túi tập thể dục để rồi mặc lại.
Bơi 1 cách thông minh
Nói chung, bơi lội là bài tập tốt nếu bạn bị viêm da cơ địa. Nó giữ làn da của bạn mát mẻ. Nhưng có một số biện pháp phòng ngừa.
- Thoa kem dưỡng da trước khi bơi. Kem dưỡng da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ da khỏi bị khô. Bạn nên bôi cùng kem chống nắng nếu bơi ngoài trời.
- Kiểm tra hồ bơi. Trước khi bạn dành một giờ trong một hồ bơi mới, hãy ngâm mình nhanh chóng và xem da của bạn như thế nào. Một số người có phản ứng xấu với chlorine và các hóa chất hồ bơi khác. Một số người khác thì không.
- Bơi trong hồ sạch. Bạn ít có khả năng bị bùng phát viêm da cơ địa nếu mức độ pH của nước trung tính.
- Luôn luôn tắm: Bạn nên rửa sạch mồ hôi, nước hồ bơi và các chất kích thích khác càng sớm càng tốt.
Chỉ cần nhớ:
- Sử dụng nước ấm, không nóng, không lạnh
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không xà phòng
- Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô người
- Bôi kem dưỡng ẩm (luôn luôn) và bôi thuốc (nếu được chỉ định)
Làm chậm sự bùng phát
Bệnh viêm da cơ địa đôi khi có thể bùng phát. Khi đó, thực hiện các bước dưới đây để chăm sóc da của bạn không bị tồi tệ hơn.
Quay trở lại cường độ tập luyện của bạn cho đến khi làn da của bạn “bình tĩnh” lại. Ví dụ, đi bộ thay vì chạy. Sau khi chữa lành, bạn có thể quay trở lại thói quen thông thường của mình.
Không phải tất cả các mẹo này sẽ áp dụng cho bạn. Nếu mồ hôi và spandex không làm phiền bạn - thật tuyệt vời. Hãy gắn bó với các chiến lược phù hợp với bạn.
Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến mỗi con nguời khác nhau, cả về khởi phát và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Viêm da cơ địa thường được chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và kiểm tra trực quan bởi bác sĩ.
Các chất gây kích thích, dị ứng thực phẩm và dị ứng trong không khí,..là một số yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng lên.
Điều trị liên quan đến sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân và các thành viên trong gia đình.
Bất chấp các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra, một người mắc bệnh này vẫn có thể duy trì được cuộc sống chất lượng cao.
- 1 trả lời
- 1209 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1416 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1154 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1088 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 910 lượt xem
Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?