1

Tạo hình điểm lệ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CUƠNG

Tạo hình điểm lệ là một nhóm kỹ thuật tái tạo hình dạng cũng như vị trí điếm lệ nhằm điều trị một số bệnh lý làm hẹp, bít tắc điểm lệ gây chảy nước mắt.

II. CHỈ ĐỊNH

Hẹp hoặc bít tắc điểm lệ do nhiều nguyên nhân.

  •  Do các viêm nhiễm: mắt hột, viêm lệ quản, viêm kết mạc mạn tính...
  •  Do bỏng mắt làm xơ hoá điểm lệ.
  •  Do chấn thương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Hẹp hoặc tắc điểm lệ do các nguyên nhân khác như hội chứng Steven- Jonhson, Pemphigoid.
  •  Hẹp điểm lệ do quá sản biểu mô điểm lệ.
  •  Đang mắc bệnh khác tại mắt, đặc biệt đang viêm lệ quản.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

  •  Hiển vi phẫu thuật hoặc kính lúp phóng đại tuỳ theo điều kiện nơi phẫu thuật.
  •  Dụng cụ phẫu thuật: bộ thông nong lệ đạo, kẹp phẫu tích và kéo vi phẫu, dao sô" 11 mũi nhọn.
  •  Thuốc sát trùng, thuốc gây tê tại chỗ.

3. Người bệnh

  •  Được giải thích về bệnh tật và phẫu thuật.
  •  Chuẩn bị người bệnh như phẫu thuật thường quy.

4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Tiến hành phẫu thuật

3.1. Vô cảm

  • Nhỏ thuốc tê bề mặt, gây tê tại chỗ vùng da xung quanh điểm lệ bằng thuốc tê tại chỗ.

3.2. Các thì phẫu thuật

  •  Xác định điểm lệ: kéo lật nhẹ mi dưới góc trong nhìn qua hiển vi hoặc kính lúp để xác định vị trí điểm lệ và mức độ chít hẹp.
  •  Dùng que nong điểm lệ đến kích thước đạt yêu cầu (thông thưòng nong rộng ngang mức que nong số" 00 hoặc số" 0), không nong điếm lệ qua mức làm rách điếm lệ.
  •  Kiểm tra điểm lệ vừa được nong có thông vào lệ quản và đường lệ không bằng cách dùng que thông lệ đạo hoặc kim bơm nước vào lệ đạo.
  •  Dùng dao hoặc kéo đầu nhỏ rạch rồi cắt thành trong điểm lệ (phía kết mạc) sao cho tạo thành 1 hình tam giác có đáy là bờ của điếm lệ, đỉnh quay về phía kết mạc. Lúc này điếm lệ đã được mở rộng.
  •  Nếu cần thiết có thể cầm máu bằng dao đốt điện.
  •  Tra mỡ kháng sinh và báng mắt.

VI. THEO DÕI

  •  Không cần nằm viện, người bệnh được điều trị ngoại trú.
  •  Kháng sinh phổ rộng tra mắt kết hợp corticoid tra mắt liều thấp trong 1 tuần.
  •  Theo dõi quá trình làm sẹo của diện cắt và khả năng dẫn nước mắt.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Kỹ thuật khá đơn giản ít biến chứng. Lưu ý khi thông nong điểm lệ có thể làm rách điểm lệ hoặc tạo ra điểm lệ giả không thông vào được đường lệ chung.
  • Để tránh hiện tượng này thì cần phải quan sát rõ vị trí điểm lệ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận- niệu quản (Phương pháp Foley, Anderson - Hynes) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học qua cuống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Tạo hình niệu quản do phình to niệu quản - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Mổ sa bàng quang qua ngõ âm đạo (tạo hình thành trước âm đạo) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Lượng giá kỹ năng vận động trẻ bại não theo thang điểm GMFCS - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Thời điểm quan hệ dễ có thai
Thời điểm quan hệ dễ có thai

Khi nào là thời điểm tốt nhất để quan hệ tình dục nếu chúng ta đang cố gắng thụ thai?

Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Xăm hình khi đang mang thai có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4298 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  714 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Thời điểm cho bé ăn dặm và đổi sữa công thức được tính theo ngày sinh thực tế hay ngày dự sinh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1198 lượt xem

Em sinh non bé trai lúc 32 tuần 3 ngày. Bé nặng 2,1kg. Hiện giờ bé đã được 6 tháng 11 ngày và nặng 7,2kg, cao 66cm. Lúc bé 6 tháng em có cho bé ăn dặm cháo rây, tỉ lệ 1:10. Mỗi ngày em cho bé ăn 5ml vào lúc 10h sáng. Tuy nhiên ăn đến ngày thứ 4 thì phân bé có hiện tượng lỏng, nhầy và sủi bọt. Em dừng không cho bé ăn dặm nữa thì phân trở lại bình thường. Có phải em cho bé ăn dặm quá sớm không ạ? Và tính thời gian ăn dặm thì tính theo ngày sinh thực tế của bé hay ngày dự sinh ạ? Ngày dự sinh của bé nhà em cách ngày sinh thực tế 2 tháng cơ ạ. Còn vấn đề nữa là bé được 6 hay 7 tháng thì em có thể đổi sữa công thức số 1 sang số 2 ạ? Và thời gian này cũng tính theo ngày sinh thực tế hay dự sinh? Em có thử cho bé uống sữa số 2 nhưng thấy bé xì hơi nhiều và trướng bụng nên em lại quay về cho bé uống sữa số 1 ạ.

Bầu tuần 12, có dấu hiệu dọa sảy, nên uống thuốc Hezoy vào thời điểm nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  780 lượt xem

Em đang mang bầu ở tuần thứ 12. Tuần trước thấy có dấu hiệu dọa sảy, em đã đi khám. Bác sĩ có kê thuốc đặt và thuốc uống Hezoy vào buổi trưa. Do không thấy trên đơn ghi rõ là uống Hezoy vào thời điểm nào nên em muốn hỏi bác sĩ là nên uống trước ăn hay sau ăn ạ?

Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  528 lượt xem

Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây