1

Tăng azote máu là gì?

Tăng azote máu xảy ra do mất chức năng thận. Tuy nhiên, mỗi loại tăng azote máu là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Các loại tăng azote máu có thể phát sinh do suy thận hoặc là một phần của tình trạng suy thận.
Tăng azote máu là gì? Tăng azote máu là gì?

Tăng azote máu là gì?

Tăng azote máu là tình trạng xảy ra khi thận bị tổn thương do bệnh hoặc chấn thương và không còn khả năng lọc nitơ khỏi máu.

Tăng azote máu thường được chẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này đo nồng độ nitơ urê (blood urea nitrogen - BUN) và creatinin trong máu.

Các loại tăng azote máu

Có ba loại tăng azote máu:

  • Tăng azote máu trước thận
  • Tăng azote máu tại thận
  • Tăng azote máu sau thận

Tăng azote máu trước thận

Tăng azote máu trước thận xảy ra khi lưu lượng máu đến thận giảm. Điều này có thể là do mất nước, mất máu quá nhiều, suy tim hoặc bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận. Tình trạng này làm tăng nồng độ creatinin và urê trong máu. Đây là loại tăng azote máu phổ biến nhất và thường có thể đảo ngược.

Tăng azote máu tại thận

Tăng azote máu tại thận thường xảy ra do nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm máu hoặc bệnh tật. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tăng azote máu tại thận là hoại tử ống thận cấp tính.

Tăng azote máu sau thận

Tắc nghẽn đường tiết niệu là nguyên nhân gây tăng azote máu sau thận. Tăng azote máu sau thận có thể xảy ra cùng lúc với tăng azote máu trước thận.

Các loại tăng azote máu này là do nguyên nhân khác nhau gây ra nên phương pháp điều trị và tiên lượng cũng hơi khác nhau. Tuy nhiên, cả ba loại đều có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính và suy thận mạn giai đoạn cuối nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng tăng azote máu

Tăng azote máu và tăng urê máu là hai loại bệnh thận khác nhau.

Tăng azote máu là khi có nitơ trong máu. Tăng urê máu là tình trạng có urê trong máu. Cả hai tình trạng đều xảy ra khi thận bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương.

Đa phần, các vấn đề về thận, bao gồm cả tăng azote máu không có triệu chứng cho đến khi tiến triển đến giai đoạn nặng, thường là khi suy thận giai đoạn cuối bắt đầu xảy ra.

Các triệu chứng của chứng tăng azote máu gồm có:

  • Suy thận cấp (nếu tăng azote máu tiếp tục tiến triển trong vài giờ hoặc vài ngày)
  • Tổn thương thận cấp tính
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, không có sức lực thực hiện các các hoạt động thường ngày
  • Ăn không ngon miệng
  • Giữ nước, gây phù nề
  • Buồn nôn và nôn mửa

Buồn nôn và nôn mửa là dấu hiệu cho thấy tình trạng tăng azote máu đã trở nặng.

Nguyên nhân gây tăng azote máu

Nguyên nhân chính gây tăng azote máu là do mất chức năng thận. Tuy nhiên, mỗi loại tăng azote máu là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Các loại tăng azote máu có thể phát sinh do suy thận hoặc là một phần của tình trạng suy thận. Các nguyên nhân gây tăng azote máu gồm có:

  • Lưu lượng máu đến thận quá ít, không đủ để thận lọc bỏ nitơ (tăng azote máu trước thận)
  • Đường tiết niệu bị tắc nghẽn (tăng azote máu sau thận)
  • Nhiễm trùng hoặc bệnh (tăng azote máu tại thận)
  • Suy tim
  • Biến chứng của bệnh đái tháo đường
  • Một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc gây độc cho thận và steroid liều cao
  • Tuổi cao
  • Tiền sử mắc bệnh thận
  • Tiếp xúc với nhiệt độ cao
  • Bỏng nặng
  • Mất nước
  • Mắc bệnh gây ảnh hưởng đến lưu thông máu
  • Một số loại phẫu thuật
  • Chấn thương thận

Điều trị ung thư đôi khi cũng có thể gây tăng azote máu. Thuốc hóa trị rất mạnh và có thể phá hỏng cả các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thận. Thuốc hóa trị còn có thể khiến các tế bào ung thư sắp chết giải phóng ra một lượng đáng kể các sản phẩm phụ chứa nitơ.

Do đó, bệnh nhân ung thư sẽ phải làm xét nghiệm thường xuyên để bác sĩ theo dõi chức năng thận và mức amoniac. Nếu chức năng thận suy giảm, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng thuốc hiện tại hoặc đề nghị chuyển sang các loại thuốc hóa trị khác.

Điều trị tăng azote máu

Việc điều trị tăng azote máu phụ thuộc vào loại, nguyên nhân và giai đoạn. Một số phương pháp điều trị gồm có:

  • Lọc máu (đối với bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn và có thể chỉ cần lọc máu tạm thời)
  • Nếu tăng azote máu xảy ra trong thai kỳ, tình trạng này có thể sẽ hết sau khi sinh
  • Điều trị sớm chứng tăng azote máu sau thận
  • Điều trị bệnh lý gây tăng azote máu
  • Truyền dịch tĩnh mạch
  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống

Biến chứng

Những người mắc bệnh thận như suy thận mạn có thể bị tăng azote máu trước thận. Các biến chứng khác gồm có:

  • Hoại tử ống thận cấp tính
  • Suy thận cấp
  • Sảy thai
  • Tử vong

Tăng azote máu trước thận trong thai kỳ có thể gây tổn thương thận cấp tính và gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần cho bác sĩ biết nếu có tiền sử bệnh thận. Thai phụ sẽ phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận định kỳ trong suốt thai kỳ.

Hãy đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thận hoặc chấn thương thận.

Điều quan trọng là khám sức khỏe định kỳ. Quá trình khám sẽ gồm có xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Những xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm các vấn đề về thận. Phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Tiên lượng

Nếu được phát hiện sớm, nhiều dạng tăng azote máu có thể điều trị và kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh lý khác hoặc tăng azote máu xảy ra trong khi mang thai thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Nhiều trường hợp bị tăng azote máu có tiên lượng tốt.

Các biến chứng, vấn đề sức khỏe khác cũng như bệnh thận hoặc chấn thương thận được phát hiện ở giai đoạn muộn có thể phải lọc máu thường xuyên. Tăng azote máu không được điều trị hoặc phát sinh biến chứng có thể dẫn đến tử vong. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm vấn đề và điều trị kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt và phì đại tuyến tiền liệt
Phân biệt bàng quang tăng hoạt và phì đại tuyến tiền liệt

Hai nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về bàng quang là bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt). Cùng tìm hiểu về điểm khác nhau giữa hai tình trạng này.

Các nguyên nhân làm tăng mức PSA ngoài ung thư tuyến tiền liệt
Các nguyên nhân làm tăng mức PSA ngoài ung thư tuyến tiền liệt

Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng mức PSA. Ung thư tuyến tiền liệt chỉ là một trong số đó.

Thắt ống dẫn tinh có làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không?
Thắt ống dẫn tinh có làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không?

Mặc dù hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào chứng minh rằng thắt ống dẫn tinh làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nhưng nghiên cứu gần đây lại một lần nữa đặt câu hỏi về vấn đề này.

Uống dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Uống dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Căn bệnh này xảy ra khi các tế bào tuyến tiền liệt bắt đầu nhân lên một cách bất thường. Dầu cá mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt. Điều này có đúng hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây