1

Tái tạo ngón tay bằng chuyển ngón chân có sử dụng kĩ thuật vi phẫu - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

I. ĐỊNH NGHĨA

Là phẫu thuật chuyển ngón chân lên tái tạo ngón tay bằng kĩ thuật vi phẫu.

II. CHỈ ĐỊNH

Khuyết ngón cái hoặc nhiều ngón tay ở bàn tay gây ảnh hưởng chức năng của bàn tay do các nguyên nhân: dị tật bẩm sinh, di chứng chấn thương,

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối phụ thuộc các yếu tố lựa chọn người bệnh

IV. CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT

  •  Độ tuổi
  •  Các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, mạch máu, các yếu tố đông máu.
  •  Sử dụng các chất kích thích, co mạch.
  •  Hút thuốc
  •  Mong muốn của người bệnh về kết quả phẫu thuật

V. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Kíp phẫu thuật: 02 kíp phẫu thuật từ 4-6 phẫu thuật viên tạo hình vi phẫu.
  •  Kíp gây mê: 01 bác s gây mê, 01 phụ mê.
  •  Kíp dụng cụ: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
  •  Hồi tỉnh: 01 bác s gây mê, 01 điều dưỡng hồi tỉnh.

2. Người bệnh:

  • Làm các xét nghiệm: xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu
  • - Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, ch các bệnh l phối hợp: im mạch, tiểu đường ánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. ánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • - Nơi nhận phải được đánh giá để xác định về tình trạng xương khớp, mạch máu, gân. Nơi lấy vạt được kiểm tra các dấu hiệu của bệnh mạch máu ngoại biên, kiểm tra mạch bằng khám hoặc Doppler siêu âm, chụp mạch.
  • - Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
  • - Giải thích cho người bệnh và gia đ nh biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh
  • - Chuẩn bị trước mổ theo quy tr nh Ngoại khoa thông thường

3. Phương tiện

3.1.Phục vụ phẫu thuật:

  •  Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài
  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo h nh.
  •  Bộ dụng cụ mạch máu
  •  Bộ dụng cụ vi phẫu
  •  Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu.- Bông băng, gạc
  •  Kính vi phẫu

3.2. Gây mê:

  •  Máy mê
  •  Máy giữ nhiệt độ cho người bệnh
  •  Bơm tiêm điện

4. Thời gian phẫu thuật: 8-12h

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế

  •  Người bệnh nằm ngửa
  • Bộc lộ vùng tay chuẩn bị nhận ngón chân cần phẫu thuật
  • Bộc lộ chân nơi vạt, cần đặt một nệm chèn vùng
  • Sát khuẩn nơi cho vạt và nơi lấy vạt

2. Vô cảm: Nội khí quản đường miệng

3. Kỹ thuật:

3.1 Kíp 1: Chuẩn bị nơi nhận vạt

  •  Phẫu tích bộc lộ phần xương khớp đốt bàn còn lại vùng nhận vạt
  •  Tìm gân gấp gân duỗi dự kiến sẽ nối với gân của phần ngón chân đưa lên.
  • Tìm và bộc lộ mạch nhận gồm 01 động mạch, 02 tĩnh mạch, tìm thần kinh cảm giác.

3.2 Kíp 2:

  •  Thiết kế theo đường rạch da hình chữ V và zic zắc để lấy vạt ngón chân. Có thể lấy 1 ngón hoặc 2 ngón tùy theo chỉ định. Lấy ngón cái hoặc ngón thứ 2 bàn chân.
  • Phẫu tích cuống mạch đủ dài để nối với mạch nhận.
  •  Phẫu tích gân gấp, gân duỗi đính kèm với từng ngón chân.
  •  Cắt xương
  •  Cầm máu, đóng trực tiếp.

3.3 Chuyển vạt và nối mạch, Kết hợp xương bằng kim Kirschner hoặc nẹp vis, nối gân gấp- gân duỗi.

  •  Phẫu tích, chuẩn bị mạch, nối mạch máu thần kinh bằng kính vi phẫu với chỉ 9.0, 10.0.
  •  Đóng vết mổ
  •  Nẹp bột.

VII. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT

  •  Toàn trạng: Mạch, Huyết áp, Hô hấp, Công thức máu
  • Theo dõi vạt: Doppler vạt 30 phút/lần trong 48h đầu và 3 lần/ngày tiếp theo, màu sắc, hồi lưu, nhiệt độ
  •  Sử dụng Heparin bơm tiêm điện 05-07 ngày sau phẫu thuật, gối aspegic ngày thứ 5.
  •  Theo dõi hồi lưu mao mạch vạt và nơi cho vạt.
  •  Theo dõi vận động, cảm giác nơi cho vạt.

VIII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

  • Tắc mạch vạt: trong 1h đầu sau phẫu thuật: kiểm tra mạch dưới kính vi phẫu tại phòng mổ xử trí theo kết quả kiểm tra, cắt bớt chỉ tại vạt, tại cuống .
  • Chảy máu: Cầm máu tại phòng mổ, giảm bớt liều Heparin.
  • Nhiễm trùng: Kháng sinh theo kháng sinh đồ
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi cắt lọc khớp bàn ngón chân cái
  •  1 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Phẫu thuật chuyển gân điều trị cò ngón tay do liệt vận động - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Kết hợp phẫu thuật vi phẫu nối các mạch máu, thần kinh trong nối lại 4 ngón tay bị cắt rời - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Kết hợp phẫu thuật vi phẫu nối các mạch máu, thần kinh trong nối lại 3 ngón tay bị cắt rời - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt bằng robot có những ưu điểm gì?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.

Phẫu Thuật Cắt Thận Bằng Robot Để Điều Trị Ung Thư Thận
Phẫu Thuật Cắt Thận Bằng Robot Để Điều Trị Ung Thư Thận

Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.

Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu
Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu

Chuyển lưu dòng tiểu là một thủ thuật được thực hiện phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù thủ thuật này mang lại lợi ích lớn cho người bệnh nhưng cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe tốt và duy trì sinh hoạt bình thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1165 lượt xem

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  704 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  615 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm gì để giúp bé 16 tháng tuổi hay ọ ẹ về đêm ngủ ngon hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  535 lượt xem

Bé nhà em hiện giờ được 16 tháng tuổi. Bé cao 88cm, nặng 13kg. Bé có tình trạng là thường xuyên ọ ẹ vào ban đêm và ngủ không được ngon giấc. Em cần làm gì cho bé ngủ ngon hơn ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây