Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt?
Nội dung chính của bài viết:
- Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu âm đạo bình thường diễn ra theo chu kỳ hàng tháng ở phụ nữ. Đa số phụ nữ mất trung bình từ 30 – 40ml máu khoảng trong thời gian có kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt hàng tháng là cách mà cơ thể loại bỏ lớp mô không còn cần thiết ở niêm mạc tử cung.
- Phụ nữ có thể dừng chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng các biện pháp kiểm soát sinh sản, như: uống thuốc tránh thai, tiêm hormome, sử dụng vòng tránh thai nội tiết hay que cấy tránh thai.
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt có vấn đề bất thường về tần suất, thời lượng có kinh mỗi tháng hoặc lượng máu thì cần đi khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đóan nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
- Khi một trong những bộ phận như: vùng dưới đồi, tuyến yêu, buồng trứng, tử cung của người phụ nữ xảy ra trục trặc thì người đó sẽ không thể có kinh nguyệt một cách bình thường.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu âm đạo bình thường diễn ra theo chu kỳ hàng tháng ở phụ nữ. Vào độ tuổi sinh sản, có nghĩa là giữa tuổi dậy thì (thường là từ 11 đến 14 tuổi) và tuổi mãn kinh (thường là vào khoảng 50 tuổi), mỗi tháng cơ thể phụ nữ sẽ diễn ra quá trình chuẩn bị cho sự thụ thai. Lớp niêm mạc tử cung dày lên, một quả trứng phát triển và được phóng ra từ một trong hai buồng trứng.
Nếu trứng không gặp được tinh trùng và sự thụ thai không diễn ra, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm. Khi nồng độ hai hormone này giảm xuống đến một mức nhất định thì sẽ báo cho cơ thể bắt đầu có kinh nguyệt. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bong và đi ra ngoài cơ thể qua âm đạo cùng với một lượng máu nhỏ. Đa số phụ nữ mất trung bình từ 30 – 40ml máu khoảng trong thời gian có kinh nguyệt.
Thời gian giữa các lần có kinh nguyệt mỗi tháng (được gọi là chu kỳ kinh nguyệt), được tính từ ngày đầu tiên ra máu của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên ra máu của kỳ kinh sau, thường là 28 – 30 ngày và hiện tượng ra máu thường kéo dài khoảng 2 đến 7 ngày.
Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt?
Ở phụ nữ, kinh nguyệt hàng tháng là cách mà cơ thể loại bỏ lớp mô không còn cần thiết ở niêm mạc tử cung. Mỗi tháng, lớp niêm mạc này dày lên để chuẩn bị sẵn sàng cho trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào và làm tổ. Nếu sau khi phóng ra khỏi buồng trứng mà trứng không được thụ tinh thì cơ thể sẽ không cần lớp niêm mạc đã dày lên nữa, do đó mà lớp mô này sẽ bắt đầu bong và cuối cùng bị đào thải ra ngoài qua âm đạo cùng với một ít máu. Sau khi kết thúc, quá trình này sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Những vấn đề với chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng cần đi khám bác sĩ phụ nữ nếu như lo lắng về một trong những đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt như:
- Sự đều đặn: Kinh nguyệt có diễn ra đều đặn vào mỗi tháng không? Có bị vô kinh (lỡ kinh nguyệt) không?
- Thời lượng mỗi lần có kinh: Kéo dài bao lâu? Có nằm trong khoảng bình thường không hay quá dài/quá ngắn?
- Lượng máu: Có ra nhiều máu không? Hay ở mức bình thường? Hay quá ít?
Có thể dừng chu kỳ kinh nguyệt không?
Không có cách nào đảm bảo có thể chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt hoàn toàn nhưng phụ nữ có thể dừng chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng các biện pháp kiểm soát sinh sản như:
- Thuốc tránh thai đường uống: Nếu uống thuốc tránh thai hàng ngày thì sau một năm, khả năng dừng được chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 70%.
- Tiêm hormome: Phương pháp tiêm hormone có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ trong thời gian lên đến 22 tháng. Sau một năm, khả năng ngăn được chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 50 đến 60% và sau 2 năm là khoảng 70%.
- Vòng tránh thai nội tiết: Một năm sử dụng vòng tránh thai nội tiết có thể đem lại khả năng ngừng chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 50%.
- Que cấy tránh thai: Với que cấy tránh thai thì khả năng ngăn chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 20% sau 2 năm.
Không phải phụ nữ nào cũng có kinh nguyệt
Để một phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì cần có sự tham gia của những cơ quan, bộ phận sau:
- Vùng dưới đồi
- Tuyến yên
- Buồng trứng
- Tử cung
Khi một trong những bộ phận này xảy ra trục trặc thì người đó sẽ không thể có kinh nguyệt một cách bình thường.
Kết luận
Kinh nguyệt là một hiện tượng diễn ra tự nhiên ở phụ nữ. Đó là một phần trong quá trình chuẩn bị cho sự thụ thai. Mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung dày lên để trứng sau thụ tinh sẽ bám vào và phát triển thành bào thai. Khi sự thụ thai không diễn ra thì cơ thể sẽ “trục xuất” lớp mô này ra ngoài cùng với máu. Nếu chu kỳ kinh nguyệt có vấn đề bất thường về tần suất, thời lượng có kinh mỗi tháng hoặc lượng máu thì cần đi khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đóan nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường trong giai đoạn dậy thì cũng như là quanh thời kỳ mãn kinh và không cần điều trị nhưng nếu tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai giai đoạn này thì sẽ cần đến các phương pháp can thiệp.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là một vấn đề rất phổ biến. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều đã và đang gặp phải các triệu chứng của hội chứng này.
Trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nhiều phụ nữ phải trải qua những cơn đau đớn và cảm giác khó chịu. Đây đều là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu đau đớn dữ dội đến mức phải nghỉ học, nghỉ làm thì lại là điều không bình thường.
Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có nhiều nguyên nhân
Cách giúp kinh nguyệt đến sớm, tự nhiên những cách nào? Mặc dù cần thiết cho khả năng sinh sản nhưng thành thật mà nói thì chẳng phụ nữ nào mong muốn đến kỳ kinh nguyệt cả.