Sử dụng vạt 5 cánh trong điều trị sẹo bỏng - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
Vạt năm là một loại vạt da tại chỗ, được lấy từ vùng da lành tại chỗ và bên cạnh đến che phủ khuyết tổ chức được tạo ra sau khi cắt bỏ sẹo bỏng. Vạt này chính là sự kết hợp giữa hai vạt chữ Z và một vạt Y-V đem lại sự giải phóng sẹo co kéo một cách tối đa, tận dụng triệt để vùng da lành xung quanh sẹo, tăng được độ dài cần thiết một cách đáng kể tại vùng phẫu thuật. Vạt da này được áp dụng ở tất cả các khớp vận động có sẹo gây co kéo rất hiệu quả.
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo bỏng gây co kéo thành dải ở các khớp động đặc biệt các khớp lớn như nách, khoeo, khuỷu tay, cổ tay… hoặc ở góc của các giác quan trên khuôn mặt như góc mắt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Sẹo bỏng có kích thước rộng, co kéo không thành dải.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng- phẫu thuật tạo hình được đào tạo. Kíp gây mê nếu áp dụng mê
2. Người bệnh
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án cho 1 cuộc mổ thông thường.
- Giải thích người bệnh và gia đình để hợp tác điều trị
- Xác định vị trí, hình dạng, đo kích thước, diện tích của sẹo hoặc tổn thương cần che phủ. Đánh giá tính chất sẹo và vị trí cần phẫu thuật cần phẫu thuật.
- Vẽ thiết kế vạt: Như hình vẽ
3. Trang thiết bị
- Dụng cụ: Những dụng cụ can thiệp vào phần mềm thông thường: dao, phẫu tích, kéo, kìm cầm máu, kim, chỉ, máy đốt điện ).
- Thuốc men: các loại thuốc phục vụ cho gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thuốc sau mổ: kháng sinh toàn thân, thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm, giảm đau, an thần, vitamin, thuốc thay băng tại chỗ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
Áp dụng phương pháp gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ tùy thuộc vào vị trí của sẹo và diện tổn khuyết dự kiến.
2. Tiến hành kỹ thuật
- Cắt bỏ sẹo bằng dao mổ thường, dao điện hay bằng kéo, cắt bỏ hết tổ chức xơ sẹo đến mô lành mềm mại.
- Bóc tách vạt da theo thiết kế đến nền cân, đảm bảo sự cấp máu cho vạt da.
- Hoán vị các cạnh của các vạt chữ Z, tịnh tiến vạt chữ Y về phía khuyết tổ chức, như vậy thu được hình chữ V-M-V.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG
1. Toàn thân
- Theo dõi các biến chứng của gây mê (nếu có): suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy…
- Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
- Đảm bảo nuôi dưỡng, chống nhiễm khuẩn tốt
2. Tại chỗ
- Nhiễm khuẩn, hoại tử một phần vạt da: lấy bỏ hoại tử, ghép da bổ xung
- Chảy máu, tụ máu dưới vạt da: kiểm tra tuần hoàn vạt, màu sắc vạt, phù nề tại chỗ, kiểm tra dẫn lưu. Nếu thấy vạt phù nề căng, chảy máu nhiều phải mở ra kiểm tra và cầm máu ngay.
- Đánh giá kết quả: tiến hành đánh giá kết quả phẫu thuật tại thời điểm: trong vòng 3 tháng (kết quả sớm), sau mổ 3 tháng (kết quả xa).
+ Cơ sở đánh giá kết quả:
- Tình trạng sống của vạt và tình trạng liền nơi lấy vạt. Sự liền sẹo vết mổ.
- Khả năng phục hồi chức năng và thẩm mỹ của vùng được tái tạo.
+ Kết quả gần:
- Tốt: Vạt sống hoàn toàn, tính chất vạt tốt, vết mổ liền sẹo tốt, không viêm dò, cắt chỉ sau 7-10 ngày, không phải can thiệp phẫu thuật gì khác, chức năng vận động và thẩm mỹ đạt kết quả tốt.
- Vừa: Vạt thiểu dưỡng, xuất hiện phỏng nước trên bề mặt hoặc hoại tử một phần vạt, có hoặc không phải ghép da bổ xung. Hoặc vạt bị hoại tử lớp da nhưng còn lớp cân, lúc này vạt có dạng cân mỡ, phải ghép da lên lớp cân của vạt, vết mổ bị nhiễm khuẩn gây toác. Vận động vùng mổ có cải thiện nhưng còn khó khăn.
- Xấu: Hoại tử trên 1/3 diện tích đến hoại hoại tử toàn bộ vạt, không che phủ được các thành phần sâu dưới da, phải cắt bỏ và thay thế bằng phương pháp điều trị khác để làm liền vết thương.
+ Kết quả xa :
- Tốt: Vạt mềm mại, mỏng, di động tốt, màu sắc hoà đồng với da lành, sẹo quanh vạt nhỏ. Đạt yêu cầu tốt cả về chức năng và thẩm mỹ vùng mổ.
- Vừa: Vạt còn dầy, cứng. Sẹo quanh vạt dầy, phì đại. Chức năng vận động vùng mổ còn hạn chế do sẹo quanh vạt dầy. Hạn chế thẩm mỹ.
- Xấu: Vạt xơ cứng, hầu như không di động, màu sắc vạt thâm đen, sẹo quanh vạt lồi hay phì đại dầy cộm, không cải thiện chức năng vận động và thẩm mỹ vùng mổ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.
Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.
Có nên dùng Isotretinoin để điều trị mụn trứng cá trong khi mang thai là câu hỏi mà nhiều phụ nữ đang mang thai khá quan tâm. Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!
Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?
- 1 trả lời
- 798 lượt xem
- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1069 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 915 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh đau nửa đầu. Thời gian này tôi đang mang thai bé thứ hai, việc dùng thuốc đau nửa đầu trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1051 lượt xem
- Bác sĩ ơi,việc dùng ibuprofen trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 884 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!