1

Phẫu thuật khoan đục xương, lấy bỏ xương chết trong điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Bỏng sâu có tổn thương, hoại tử xương, viêm xương thì phải lấy bỏ xương hoại tử, loại bỏ phần xương đã chết để mô hạt hình thành sau đó ghép che phủ bằng da tự thân để làm lành vết thương.
  • Quy trình này bao gồm các xương của cơ thể, trừ xương sọ đã có quy trình riêng.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng độ V (phân loại 5 độ) gây hoại tử xương
  • Có viêm xương do bỏng (cốt tủy viêm)
  • Toàn trạng thoát sốc ổn định, cho phép phẫu thuật, các xét nghiệm trong giới hạn sinh lý.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng sâu nhưng chưa tổn thương hay hoại tử xương
  • Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
  • Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng, có kinh nghiệm điều trị chấn thương, điều dưỡng phòng phẫu thuật.

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường, dao cắt và đốt điện.
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật xương: khoan, đục xương, cưa xương, kìm gặm xương, dao điện...

3. Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
  • Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định.
  • Thay băng, cắt tóc, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật trung – đại phẫu thông thường.

2. Vô cảm: gây mê nội khí quản.

3. Kỹ thuật

  • Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
  • Sát khuẩn vùng tổn thương và da lành lân cận bằng dung dịch PVP 10% và cồn 700 , trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.
  • Dùng dao mổ thường hoặc dao mổ điện cắt toàn bộ hoại tử trên bề mặt xương. Đánh giá mức độ tổn thương, hoại tử xương.
  • Dùng đục xương kích thước phù hợp đục từng lớp mỏng trên bề mặt xương tổn thương tới khi rớm máu thì dừng lại. Đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000
  • Che phủ xương bằng vạt da (nếu được) hay sử dụng vật liệu duy trì môi trường ẩm như vaselin, cream SSD 1%... sau đục. Băng kín tổn thương.
  • Nếu tổn thương xương sâu, rộng: dùng khoan (chuyên dụng), khoan từng mũi sâu tới khi rớm máu thì dừng lại. Các mũi khoan cách nhau 1-1,5cm trên bề mặt xương. Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000. Băng kín tổn thương.
  • Các xương viêm đã hoại tử, mủn nát thì đục bỏ, cắt bỏ, gặm bỏ
  • Sau đó che phủ bằng vạt da, hay phần mềm tùy theo. Nếu không che phủ được ngay thì che phủ tạm thời bằng các vật liệu thay thế da khi nào có mô hạt sẽ ghép da tự thân.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1. Toàn thân

  • Theo dõi biến chứng gây mê nếu có: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Theo dõi tình trạng chảy máu tại vết mổ: garo chờ, tiến hành cầm máu lại, băng ép nhẹ nhàng.
  • Thay băng hàng ngày tới khi tổ chức hạt phát triển từ các lỗ khoan che phủ đều bề mặt xương thì ghép da mảnh tự thân che phủ.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ: dẫn lưu dịch đọng, cắt bỏ các mối khâu khi cần. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khoan, đục xương sọ trong điều trị bỏng sâu có tổn thương xương sọ - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Gây mê phẫu thuật ghép xương trong điều trị chấn thương cột sống cổ
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khi quản phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi bằng khoan giải áp
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật kỹ thuật gây mê hồi sức

Thay băng sau phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Kỹ thuật tạo vạt da có nối mạch dưới kinh hiển vi phẫu thuật điều trị bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh
Loãng xương và sức khỏe xương khớp trong thời kỳ mãn kinh

Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  758 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Khi nào thai nhi sẽ tụt xuống?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  830 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Xương mũi em bé hơi ngắn, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2966 lượt xem

Năm nay em 21 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 14 tuần, em đi siêu âm, các chỉ số như sau: Tim thai 135l/p, đường kính lưỡng đỉnh 26mm, đường kính ngang bụng 25mm, chiều dài xương đùi 13mm, chu vi bụng 80mm, cân nặng 93g và xương mũi 2.3mm. Bs bảo xương mũi bé hơi ngắn, cần theo dõi thêm và hẹn tháng sau tái khám. Em và chồng đều có sống mũi cao. Xem trên mạng thấy nói "xương mũi ngắn thường liên quan đến bệnh Down" nên em rất lo lắng. Nhờ bs giải đáp giúp ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây