1

Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim

Thuốc lợi tiểu được xem là một phần thiết yếu trong phác đồ điều trị suy tim tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn.
Hình ảnh 107 Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim

Một trong những biến chứng phổ biến của suy tim là sự ứ đọng máu và chất lỏng, đặc biệt ở chân và bàn chân.

Để loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa gây sưng, hay còn gọi là hiện tượng phù, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu. Loại thuốc này giúp cơ thể bài tiết nhiều natri và chất lỏng hơn. Quá nhiều natri có thể khiến cơ thể giữ lại chất lỏng để pha loãng nồng độ natri trong máu nhằm bảo vệ tim và thận.

Mặc dù nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân bị bệnh mạch vành và suy tim, sử dụng thuốc lợi tiểu mà không gặp vấn đề gì nhưng loại thuốc này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ và nguy cơ sức khỏe khác.

Dưới đây là cơ chế hoạt động của thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim, các vấn đề cần trao đổi với bác sĩ, và những loại thuốc lợi tiểu phổ biến giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Có nên dùng thuốc lợi tiểu khi bị bệnh tim không?

Thuốc lợi tiểu đôi khi được gọi là “thuốc nước” vì chúng giúp cơ thể thải bớt chất lỏng qua đường tiểu. Bác sĩ thường kê thuốc lợi tiểu cho người bị suy tim hoặc tăng huyết áp. Đây được xem là phần thiết yếu trong điều trị suy tim.

Một bài đánh giá nghiên cứu năm 2016 dựa trên hơn 500 người mắc suy tim đã cho thấy phác đồ điều trị có sử dụng thuốc lợi tiểu có thể giúp giảm nguy cơ tử vong và nguy cơ suy tim tiến triển ở người mắc suy tim mãn tính.

Tuy nhiên, phản ứng với thuốc lợi tiểu của mỗi người có thể rất khác nhau với mức độ hiệu quả và tác dụng phụ khác biệt đáng kể.

Khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Thuốc lợi tiểu là yếu tố cốt lõi trong điều trị suy tim, nhưng để sử dụng hiệu quả thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là mức độ natri, kali trong máu, cũng như sức khỏe tim và thận.

Các loại thuốc lợi tiểu phổ biến để điều trị suy tim

Có ba loại thuốc lợi tiểu chính, mỗi loại có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung là loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Thuốc lợi tiểu quai

Thuốc lợi tiểu quai tác động lên phần quai Henle trong thận, giúp cơ thể tăng bài tiết natri và chất lỏng. Một số ví dụ về thuốc lợi tiểu quai:

  • bumetanide (Bumex)
  • furosemide (Lasix)
  • torsemide (Demadex)
  • acid ethacrynic (Edecrin)

Thuốc lợi tiểu Thiazide

Thuốc lợi tiểu Thiazide giúp thận thải nhiều muối và chất lỏng hơn vào nước tiểu. Một số loại thuốc lợi tiểu Thiazide:

  • chlorothiazide (Diuril)
  • chlorthalidone (Hygroton)
  • indapamide (Lozol)
  • hydrochlorothiazide (Esidrix)
  • metolazone (Mykrox)

Nghiên cứu năm 2021 cho thấy khi kết hợp với thuốc lợi tiểu quai, các thuốc thiazide hoặc nhóm tương tự thiazide có thể khắc phục được tình trạng kháng thuốc lợi tiểu, tức là thận không tăng thải đủ lượng natri và chất lỏng.

Một số bệnh nhân suy tim được kê cả hai loại thuốc lợi tiểu quai và thiazide dưới dạng viên riêng lẻ hoặc thuốc kết hợp.

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Thuốc lợi tiểu giữ kali giúp thận thải natri và chất lỏng mà không làm mất quá nhiều kali. Việc cân bằng natri và kali là rất quan trọng cho huyết áp và các chức năng khác trong cơ thể.

Một số ví dụ về thuốc lợi tiểu giữ kali là:

  • amiloride (Midamor)
  • spironolactone (Aldactone)
  • triamterene (Dyrenium)

Rủi ro và tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu rất hiệu quả trong việc hạ huyết áp và giảm nồng độ natri, chất lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề an toàn khi sử dụng.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, chức năng thận, cũng như thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ natri và kali.

Mục đích của việc sử dụng thuốc lợi tiểu là giữ mức natri và chất lỏng trong cơ thể ở mức thấp. Vì vậy, bạn cần hạn chế natri trong chế độ ăn và tránh uống quá nhiều nước mỗi ngày.

Hãy phối hợp với bác sĩ để lập kế hoạch đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước và duy trì mức natri tối thiểu cần thiết trong máu. Nếu không sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali, bạn có thể cần bổ sung kali theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc lợi tiểu là:

  • Mất nước
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Buồn nôn

Ngoài ra, thuốc lợi tiểu thường khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Vì vậy, hãy uống liều cuối cùng trong ngày cách xa giờ ngủ để tránh thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.

Sản phẩm lợi tiểu tự nhiên hoặc thảo dược để điều trị suy tim

Nếu bị suy tim, bạn có thể cần sử dụng thuốc lợi tiểu kê đơn để giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, giảm áp lực lên mạch máu, tim và thận. Tuy nhiên, một số sản phẩm tự nhiên hoặc thảo dược cũng có tác dụng lợi tiểu.

Các sản phẩm này sẽ rất hữu ích nếu bạn gặp vấn đề khi dùng thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào để tránh tương tác với thuốc và đảm bảo cơ thể được điều trị đúng cách.

Một số loại thảo dược phổ biến có tác dụng lợi tiểu bao gồm:

  • Cây bồ công anh (dandelion)
  • Cây sơn trà (hawthorn)
  • Hoa dâm bụt (hibiscus)
  • Rau mùi tây (parsley)

Các loại trà xanh và trà đen cũng có đặc tính lợi tiểu. Một số thực phẩm sau đây có tác dụng tương tự:

  • Các loại quả mọng
  • Nho
  • Cần tây
  • Hành
  • Dưa hấu

Kết luận

Sử dụng thuốc lợi tiểu là một phần quan trọng trong điều trị suy tim tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim và thận.

Vì vậy, nếu bác sĩ kê đơn thuốc lợi tiểu, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn và báo lại ngay nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào để được xử lý kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Suy tim sung huyết là gì và điều trị ra sao?
Suy tim sung huyết là gì và điều trị ra sao?

Suy tim sung huyết là một bệnh lý tiến triển mãn tính ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của cơ tim

Tất tần tật những điều cần biết về suy tim cấp
Tất tần tật những điều cần biết về suy tim cấp

Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể. suy tim cấp là một tình trạng cấp cứu y tế, có thể xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Phẫu thuật và thủ thuật điều trị suy tim: các phương pháp, rủi ro và tiên lượng
Phẫu thuật và thủ thuật điều trị suy tim: các phương pháp, rủi ro và tiên lượng

Các thủ thuật y khoa khác nhau, như bắc cầu động mạch vành hoặc can thiệp động mạch vành qua da, có thể giúp điều trị các nguyên nhân cơ bản gây suy tim. Một số trường hợp có thể cần cấy thiết bị dưới da để hỗ trợ tim, thậm chí là ghép tim.

Những điều cần biết về chẩn đoán suy tim
Những điều cần biết về chẩn đoán suy tim

Suy tim xảy ra khi tim trở nên yếu đi hoặc cứng hơn và không còn bơm máu hiệu quả như bình thường. Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng, tiến hành khám lâm sàng và có thể sử dụng nhiều xét nghiệm cần thiết.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây