1

Sơ cứu bỏng do acid - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Bỏng do acid là tổn thương da và các tổ chức dưới da do các acid mạnh và đậm đặc gây nên, theo cơ chế acid làm đông vón protein mô, tổ chức, làm mất nước nhanh chóng của tế bào gây hoại tử khô mô, tổ chức.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị bỏng acid.

III. CHỔNG CHỈ ĐỊNH

Không có.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Sơ cấp cứu tại hiện trường: tình nguyện viên, hội viên hội chữ thập đỏ, chính người bệnh.
  • Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa bỏng và các chuyên khoa khác được đào tạo

2. Phương tiện, dụng cụ

  • Nước lạnh, sạch: nước lọc, nước máy, nước giếng, nước mưa, trong trường hợp cần thiết có thể dùng nước hồ, sông
  • Chậu, xô, vòi nước, gáo nước
  • Khăn, chăn ủ ấm
  • Băng gạc sạch, nếu có điều kiện: dụng cụ thay băng cho một người bệnh.

3. Người bệnh

Được giải thích. Được khám các vị trí tổn tương đặc biệt các hốc tự nhiên như mắt, tai, mũi họng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Công tác sơ cấp cứu bỏng acid cũng bao gồm các bước cơ bản như bỏng nhiệt, tuy nhiên cần thêm động tác trung hòa bằng dung dịch kiềm nhẹ sau khi ngâm rửa vết bỏng.

1. Sơ cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn

- Bước 1: nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi tiếp xúc với tác nhân bỏng.

- Bước 2: Đánh giá nhanh chóng và duy trì các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn

- Bước 3: ngâm rửa vùng bòng bằng  nước sạch càng sớm càng tốt. Thời gian ngâm rửa bỏng acid thường kéo dài hơn so với bỏng nhiệt (30 - 60 phót).

  • Ngâm, dội vết bỏng bằng nước sạch, lạnh nhiều lần để giảm nồng độ acid bám trên da. Phải làm càng sớm càng tốt, nếu để muộn trên 30 phút mới xử trí sẽ kém hiệu quả. Trong trường hợp tại nơi bị nạn không có nước hoàn toàn sạch vẫn có thể sử dụng nước ao hồ, sông với mục đích làm rửa trôi nhanh acid bám trên da. Thời gian ngâm rửa, dội nước lạnh ít nhất phải 20 phút.
  • Trong trường hợp bị bỏng ở mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt (không có cảm giác đau xót ở mắt) thì trong quá trình ngâm rửa cần nhắm chặt mắt. Nếu acid đã bắn vào mắt thì nên úp mặt vào chậu nước, bể nước sạch mở mắt và chớp nhiều lần để làm loãng và trôi acid khỏi mắt.

- Bước 4:

  • Trung hòa chỉ tiến hành sau khi ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch. Nếu có thể vận chuyển sớm người bệnh tới cơ sở y tế thì không cần tiến hành thao tác này (ưu tiên động tác ngâm rửa, việc trung hòa dành cho tuyến y tế cơ sở) mà thực hiện ngay những thao tác tiếp theo.
  • Trung hòa tác nhân gây bỏng bằng kiềm như nước xà phòng 5%, natri bicacbonat 2 - 3%, nếu không có thể dùng nước vôi trong để rửa.. Trong bất kì trường hợp nào, không được dùng base mạnh.

- Bước 5: che phủ tạm thời vết bỏng. 

  • Có thể dùng các dung dịch trung hòa nhẹ tiếp tục đắp, tưới rửa lên vết bỏng.
  • Sau đó, băng ép nhẹ vết bỏng bằng băng sạch.

- Bước 6: bù nước điện giải sau bỏng: cho uống nước oresol, uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả

- Bước 7: Nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới nơi cơ sở y tế gần nhất. Nếu thời gian vận chuyển kéo dài, có thể tiếp tục tiến hành tưới rửa vùng bỏng.

2. Tại cơ sở điều trị

- Nhanh chóng đánh giá tổn thương toàn thân (lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp…). Tiến hành cấp cứu toàn thân nếu có.

- Khám xét tại chỗ vết bỏng để chẩn đoán sơ bộ, tiên lượng

- Tiếp tục ngâm rửa nước sạch nếu bệnh nhân đến trước 1 giờ sau bỏng.

- Xử trí bổ sung vết bỏng lần đầu:

  • Rửa lại vết bỏng bằng nước xà phòng.
  • Rửa vết bỏng bằng dung dịch NaCL 0,9%.
  • Rửa vết bỏng bằng dung dịch natri bicacbonat 10-20% hoặc dung dịch đệm phốt phát có pH = 7,4.
  • Thấm khô.
  • Đắp gạc tẩm dung dịch natri bicacbonat 10-20%

- Nếu bệnh nhân đến muộn 2 - 3 ngày sau bỏng: xử trí tương tự như viết bỏng nhiệt.

- Khi điều kiện cho phép (trang thiang thiết bị, vô cảm, phẫu thuật viên bỏng): tiến hành cắt hoại tử sớm ghép da ngay do vết bỏng acid có đặc điểm hoại tử khô. Ưu tiên ghép da dày toàn lớp, đặc biệt vùng thẩm mỹ.

3. Bỏng mắt

  • Rửa dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần, tiếp đó rửa bằng dung dịch đệm phốt phát có pH bằng 7,4 nhỏ giọt mạnh.
  • Rửa sạch bằng dung dịch NaCL 0,9%.
  • Thấm khô.
  • Nhỏ thuốc mỡ tetracyclin. Mời chuyên khoa mắt khám và điều trị.

4. Bỏng thực quản dạ dày

  • Cho uống nước có pha loãng lòng trắng trứng gà (4 lòng trắng trứng gà trong 500ml nước) hoặc sữa lạnh.
  • Không được uống dung dịch Natri Bicacbonat 5% hoặc rửa dạ dày.
  • Truyền dịch nuôi dưỡng.
  • Các biện pháp dùng ống đặt qua mũi, miệng và thực quản, dạ dày, phải có chỉ định đúng để phòng gây thủng thực quản, dạ dày.
  • Kết hợp với chuyên khoa ngoại tiêu hóa theo dõi và điều trị

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi tình trạng toàn thân

  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu theo giờ, theo 24 giờ.
  • Tình trạng sốc, nhiễm khuẩn, suy mòn bỏng: truyền dịch, kháng sinh, nuôi dưỡng...

2. Tại chỗ

  • Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn mủ xanh: dùng thuốc làm khô hoại tử, cắt hoại tử sớm, chống nhiễm khuẩn tại chỗ…
  • Tình trạng chèn ép kiểu ga rô do bỏng sâu chi thể: rạch hoại tử giải phóng chèn ép.
  • Tình trạng thủng dạ dày,thực quản, hoại tử vành tai, thủng giác mạc (nếu có)…: phối hợp chuyên khoa điều trị
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết bỏng trên 60% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết bỏng từ 40% - 60% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Bong nhau thai (rau bong non)
Bong nhau thai (rau bong non)

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo, từ một lượng nhỏ đến phun ra rõ ràng và đột ngột. Tuy nhiên, đôi khi máu nằm trong tử cung đằng sau nhau thai, do đó bạn có thể không thấy tình trạng chảy máu.

Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật

Đặt bóng dạ dày Obalon là một phương pháp giảm cân không xâm lấn và giúp giảm cân hiệu quả cho những trường hợp béo phì nhẹ, đã thử các cách giảm cân khác nhưng không thành công và chưa từng phẫu thuật dạ dày trước đây.

Lợi ích của bông cải xanh đối với sức khỏe
Lợi ích của bông cải xanh đối với sức khỏe

Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có isothiocyanate - một nhóm hợp chất thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bong võng mạc xảy ra khi võng mạc tách khỏi phía sau của mắt. Điều này dẫn đến mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tùy thuộc vào mức độ bong ra của võng mạc.

Dầu dừa có thể điều trị bỏng nắng không?
Dầu dừa có thể điều trị bỏng nắng không?

Để da tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến da bị bỏng nắng. Có nhiều cách tự nhiên để làm dịu làn da đang bị tổn thương do ánh nắng và một trong những cách đó là sử dụng dầu dừa. Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm và và điều trị mọt số vấn đề về da nhưng liệu dầu dừa có thực sự giúp phục hồi da bỏng nắng hay không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  634 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1318 lượt xem

Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn

Ti của trẻ 4 tháng tuổi chợt đỏ, ngứa, rỉ nước và bong vảy cứng là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  490 lượt xem

Bé nhà em vừa tròn 4 tháng tuổi, bé nặng 10kg. Em rất lo khi thấy ti bé bỗng nhiên bị chợt đỏ, ngứa, có những mảnh cứng bong ra và còn rỉ nước nữa. Cho bé khám da liễu thì bác sĩ kết luận bé bị viêm da cơ địa ạ. Bé được kê bôi hydrocortison và canestlani 15ml nhưng cũng không khỏi. Giờ em phải làm thế nào ạ?

Uống bổ sung vitamin với liều lượng 1600 mcg acid folic/ngày có gây hại gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1611 lượt xem

Vợ em hiện đang mang thai được 8 tuần và được kê đơn thuốc eagaliz để bổ sung vitamin, với liều lượng uống là 2 viên/ngày. Tuy nhiên, lại có thông tin cho rằng không nên bổ liều lượng acid folic cao hơn 1000 mcg/ngày, trong khi, nếu vợ em uống 2 viên/ngày thì lượng acid folic nạp vào cơ thể sẽ lên tới 1600 mcg. Như vậy, vợ em có nên giảm liều lượng uống xuống còn 1 viên/ngày không? Liệu nếu nạp 1600 mcg acid folic vào cơ thể thì có gây hại gì không?

Thai 35 tuần, cơn gò tử cung 2 lần/10 phút có bị suy thai hay nhau bong non?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1790 lượt xem

Mang bầu được 35 tuần. Nhưng tần suất cơn gò tử cung của em khá nhiều, khoảng 2 cơn trong 10 phút. Vì cơn gò nhiều như vậy, em đã vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám, nhưng bác sĩ không chỉ định nhập viện vì cổ tử cung còn đóng. Bác sĩ cho em hỏi cường độ gò nhiều như vậy liệu có bị suy thai hay nhau bong non,.. không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây