1

Siêu lọc máu liên tục điều trị nhiễm độc, nhiễm khuẩn do bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Liệu pháp thay thế thận (RRT – Renal Replacement Therapy) là phương thức điều trị nhằm mục đích thay thế chức năng của thận bài bài tiết của thận. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng một màng bán thấm (semi-ermeable membrane) để lọc sạch máu. Liệu pháp thay thế thận có thể được tiến hành ngắt quãng hoặc liên tục dựa trên 4 cơ chế vận chuyển chính là khuyếch tán, đối lưu, hấp phụ và siêu lọc. Trong các phương thức thay thế thận liên tục, lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch (CVVH) là liệu pháp thường được áp dụng nhất tại các khoa Hồi sức cấp cứu. Trong phương thức này, nhờ một hệ thống bơm, máu được rút ra khỏi tĩnh mạch người bệnh đi tới quả lọc sau đó được trả lại tĩnh mạch, dịch thay thế được bơm đưa vào trước hoặc sau quả lọc, không dùng dịch thẩm tách. Lượng dịch thải ra tương đương với lượng dịch được lấy bỏ từ người bệnh cộng với thể tích dịch thay thế đưa vào.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng sâu diện rộng có hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng
  • Sốc nhiễm khuẩn sau bỏng
  • Rối loạn chức năng thận sau bỏng
  • Sốc bỏng nặng hồi sức không hoặc ít kết quả

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Rối loạn đông máu nặng, rối loạn huyết động quá nặng nề đe dọa tính mạng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu, bác sỹ chuyên khoa bỏng được đào tạo, điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu

2. Máy móc, dụng cụ và thuốc

  • Máy lọc máu
  • Các bộ dây và màng lọc
  • Bộ Catheter lọc máu hai nòng các kích cỡ tùy theo lứa tuổi người bệnh
  • Bộ dụng cụ làm thủ thuật
  • Thuốc chống đông: Heparin hoặc Citrate
  • Thuốc cấp cứu tim mạch
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Lidocain 2%
  • Bơm kim tiêm
  • Dịch truyền Nacl 0,9%
  • Dịch thay thế: 10 - 20 TRÍt/24h
  • Túi hoặc can đựng dịch lọc

3. Người bệnh

Kiểm tra xét nghiệm đông máu, kiểm tra vị trí đường vào tĩnh mạch, giải thích quy trình kỹ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Cài đặt máy lọc máu và chạy mồi (Priming)

  • Chọn chế độ lọc máu theo chỉ định
  • Lắp các bộ dây và màng lọc theo hướng dẫn trên máy và : yêu cầu thao tác vô khuẩn và chính xác.
  • Cài đặt hệ thống bơm chống đông Heparin hoặc Citrate
  • Cài đặt các thông số trên máy về tốc độ bơm máu, tốc độ lọc, thời gian điều trị, chế độ pha loãng trước hay sau màng hoặc tỷ lệ pha loãng máu.
  • Cài đặt chế độ báo động, các giới hạn báo động về áp lực lọc, áp lực xuyên màng
  • Lắp dịch thay thế vào hệ thống
  • Chạy Priming cho đến khi máy báo kết thúc quá trình mồi và sẵn sàng kết nối với người bệnh

2. Kết nối với người bệnh

  • Đặt catheter lọc máu vào hệ thống tuần hoàn: chọn đường vào chủ yếu là tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh sâu hoặc tĩnh mạch dưới đòn tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, cố gắng tránh các vị trí bị bỏng hoặc gần với vùng bỏng.
  • Kết nối đầu vào và đầu ra của hệ thống dây lọc máu vào catheter hai nòng đẵ đặt vào tuần hoàn người bệnh.
  • Khởi động quá trình lọc máu theo như đã cài đặt
  • Điều chỉnh tốc độ bơm máu, tốc độ lọc và các thông số khác nếu có yêu cầu.
  • Theo dõi diễn biến trong quá trình lọc máu, ghi chép các thông số
  • Lấy các mẫu máu hoặc dịch lọc làm các xét nghiệm theo yêu cầu.

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

  • Chẩn đoán và xử trí các tai biến và biến chứng do đặt catheter lọc máu.
  • Rối loạn đông máu: kiểm tra các vết thương, các vị trí đặt catheter, kiểm tra xét nghiệm đông máu toàn bộ sau mỗi 4- 8giờ điều trị.
  • Các rối loạn về huyết động: huyết áp, mạch…
  • Rối loạn điện giải và cân bằng kiềm toan
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán - điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24 giờ điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 48 giờ điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Kỹ thuật tạo vạt da có cuống mạch liền điều trị sẹo bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Điều trị sẹo bỏng bằng siêu âm kết hợp với thuốc - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn điều trị bằng cách nào?

Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn liên cầu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B không phổ biến bằng nhiễm trùng đường tiết niệu do các loại vi khuẩn khác nhưng cũng có các triệu chứng tương tự.

Các biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo tại nhà
Các biện pháp điều trị nhiễm khuẩn âm đạo tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh, tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn còn có thể được khắc phục bằng các biện pháp điều trị tại nhà.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn đièu trị bằng cách nào?
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn đièu trị bằng cách nào?

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn xảy ra khi tuyến tiền liệt bị nhiễm vi khuẩn và điều này kích hoạt phản ứng viêm. Ngay cả khi đã điều trị và các triệu chứng biến mất thì vi khuẩn vẫn có thể tiếp tục tồn tại và phát triển ở tuyến tiền liệt.

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  857 lượt xem

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  934 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  462 lượt xem

Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?

Trẻ 29 ngày tuổi bị nhiễm siêu vi có nguy hiểm không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  399 lượt xem

Bé nhà em mới được 29 ngày tuổi nhưng bé đã bị sốt rất cao, 39 độ ạ. Em có cho bé đi khám và xét nghiệm thì bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm siêu vi. Cháu còn bé thế mà bị như vậy thì có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?

Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  465 lượt xem

Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây