1

Điều trị sẹo bỏng bằng siêu âm kết hợp với thuốc - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Tác dụng cơ học (do thay đổi áp suất), nhiệt học (tăng nội nhiệt) và sinh hoá học tổng hợp (hệ quả của hai tác dụng nêu trên).
  • Siêu âm dẫn thuốc: dưới tác dụng của siêu âm làm tăng tính thấm và khuếch tán của các ion qua các màng bán thấm. Lợi dụng tác dụng này, người ta pha các thuốc vào các chất tiếp xúc giữa đầu phát siêu âm và da rồi dùng siêu âm để đưa thuốc vào tại chỗ. Các ion thuốc được đẩy vào và tích luỹ lại trên biểu bì và khuếch tán dần vào cơ thể.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Đau do phản xạ thần kinh, do viêm dây thần kinh sau bỏng.
  • Các vết thương, vết loét, các vết sẹo xấu kém nuôi dưỡng.
  • Các vùng sưng nề do chấn thương, bỏng giai đoạn hấp thu dịch nề, do các ổ viêm, viêm da trên nền sẹo bỏng.
  • Các sẹo bỏng xu hướng co kéo hoặc co kéo, sẹo cứng, dính, sẹo xấu, sẹo ngứa sau bỏng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Các vùng không được điều trị bằng siêu âm: não, tuỷ sống, cơ quan sinh dục, thai nhi.
  • Vùng điều trị có mang các vật dụng kim loại hoặc vât rắn (đinh, nẹp, vít) do chúng có hệ số hấp thu siâu âm cao.
  • Các khối u (cả u lành và u ác tính)
  • Giãn tĩnh mạch và viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Các vung đang chảy máu và có nguy cơ chảy máu.
  • Các ổ viêm nhiễm khuẩn và có thể làm vi khuẩn lan rộng.
  • Giãn phế quản: không điều trị vào vùng liên sống bả.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng thực hiện qui trình kỹ thuật.

2. Phương tiện

  • Chọn máy theo yêu cầu điều trị của bác sỹ.
  • Bật máy và kiểm tra các chức năng hoạt động của máy.
  • Chọn và đặt giá trị thông số siêu âm tương ứng với máy đã chọn.
  • Đặt thời gian điều trị (trên máy hoặc đồng hồ ngoài).
  • Chọn loại đầu phát siêu âm đúng với yêu cầu điều trị: tần số (1 hay 3MHz), kích thước = 1cm2, 2cm2 hay 5cm2

3. Thuốc mỡ làm siêu âm

Các thuốc thường dùng trong điều trị sẹo bỏng như mỡ hydrocortison contractubex, hirudoid hoặc secalia DS và mỡ kháng sinh... tuỳ theo chỉ định mà dùng siêu âm điều trị loại thuốc nào.

4. Người bệnh

  • Kiểm tra thủ tục hành chính cần thiết, xác định đúng người, đúng chỉ định.
  • Giải thích về phương pháp điều trị cho người bệnh biết để họ an tâm và phối hợp trong quá trình điều trị.
  • Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi cho quá trình điều trị: người bệnh phải cảm thấy thư giãn, không căng cơ, kỹ thuật viên dễ thao tác trong lúc điều trị. Thông thường chọn tư thế nằm hoặc ngồi.
  • Bộc lộ bôi phủ lên vùng điều trị một lớp gel hoặc thuốc mỡ vừa đủ theo đúng yêu cầu điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Kiểm tra hồ sơ, phiếu chỉ định điều trị.

- Kiểm tra người bệnh

- Thực hiện kỹ thuật:

  • Đặt đầu phát siêu âm lên vùng điều trị (đã được bôi phủ gel hoặc thuốc mỡ). Quá trình điều trị bắt đầu thực hiện, thông thường mỗi lần siêu âm điều trị 8 - 10 phút.
  • Thực hiện thao tắc điều trị đúng theo yêu cầu kỹ thuật: cố định hoặc di chuyển đầu phát siêu âm theo hình xoắn ốc tịnhh tiến trên toàn bộ vùng điều trị.
  • Thường xuyên hơi cảm giác trong quá trình điều trị. Thông thường người bệnh không thấy có cảm giác gì đặc biệt hoặc chỉ có cảm giác hơi ấm hoăc rung nhè nhẹ. Nếu có cảm giác nóng hoặc đau, cần tắt máy, kiểm tra và kịp thời sử trí nếu cần thiết.
  • Khi hết thời gian điều trị, máy tự tắt hoặc giảm công suất về "0" rồi tắt máy.
  • Nhấc bỏ đầu phát siêu âm ra khỏi bề mặt da vùng điều trị .
  • Dùng giấy mềm hoặc khăn bông lau sạch đầu phát siêu âm.Sau đó lau lại bằng cồn 70 độ rồi đặt vào vị trí quy định. Lau sạch chất gel và thuốc mỡ trên bề mặt da vùng điều trị của người bệnh.
  • Hỏi cảm giác của người bệnh về quá trình điều trị và dặn dò những điều cần thiết trước khi cho người bệnh về.

VI. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

  • Đảm bảo về an toàn điện: sử dụng dòng điện có điện thế thích hợp (110 hoặc 220V), các máy cần phải được nối dây tiếp đất.
  • Luôn chú ý đảm bảo tiếp xúc tốt giữa bề mặt đầu phát siêu âm và bề mặt da vùng điều trị khi thực hiện thao tác di chuyển đầu phát. Nếu tiếp xúc không tốt, đèn báo hiệu sẽ không sáng. Cần bổ xung thêm chất tiếp xúc (gel, thuốc mỡ) để đảm bảo kết quả điều trị và tránh hỏng đầu phát siêu âm.
  • Chú ý bảo quản tốt đầu phát siêu âm, tránh các va đập có thể làm hỏng đầu phát siêu âm. Không được bôi các chất tiếp xúc (gel, thuốc mỡ) trực tiếp lên bề mặt đầu phát siêu âm khi chưa bắt đầu điều trị.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Điều trị sẹo bỏng bằng thun áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Điều trị sẹo bỏng bằng day sẹo - massage sẹo với các thuốc làm mềm sẹo - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Điều trị sẹo bỏng bằng quần áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 201

Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm

Điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là một trong những tác dụng, ngoài hướng dẫn phổ biến của một số thuốc chống trầm cảm.

Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?
Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?

Mục đích chung của các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 là kiểm soát đường huyết ổn định nhưng mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau.

Nên điều trị tiểu đường bằng thuốc đường uống hay insulin?
Nên điều trị tiểu đường bằng thuốc đường uống hay insulin?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể không còn khả năng điều hòa lượng đường (glucose) trong máu một cách hiệu quả. Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Mỗi loại tiểu đường là do nguyên nhân khác nhau gây ra và phương pháp điều trị cũng không giống nhau.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc không kê đơn và thảo dược
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc không kê đơn và thảo dược

Một trong các phương pháp chính để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là dùng thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế 5-alpha reductase. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc không kê đơn và thảo dược cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Co nhiều loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thuốc kháng cholinergic và thuốc làm giãn cơ bàng quang.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  960 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  741 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  573 lượt xem

Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1229 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Thận bị ứ nước do thai chèn ép, có nên uống thuốc điều trị?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  684 lượt xem

Em đang mang bầu 22 tuần. Thấy đau quặn bên hông phải và bụng dưới, em đi khám thì bị thận (P) ứ nước độ I. Chẩn đoán là em bị ứ nước do thai chèn ép, nhiễm trùng niệu, bs cho toa thuốc gồm: Dinpocef, Flotral, Rabicad 20mg, Pargine. Em đang phân vân chưa muốn uống vì sợ các thuốc trên ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bs tư vấn giúp?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây