1

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24 giờ điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Trị liệu hút áp lực âm tính (Topical Negative Pressure Therapy: TNPT) là phương pháp thúc đẩy quá trình liền vết thương, giúp loại bỏ dịch tiết, giảm phù nề, cải thiện dòng máu đến mô và thúc đẩy quá trình liền vết thương, đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương mạn tính, khó lành.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp bỏng sâu nhiều hoại tử ngóc ngách phức tạp (bỏng điện cao thế…): trị liệu hút áp lực âm cũng được sử dụng để làm sạch vết thương, cải thiện tuần hoàn tại chỗ và giúp hình thành mô hạt sớm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Đối với các vết thương mãn tính:

  • Vết thương khó lành do hậu quả của bỏng nặng, vết thương ngoại khoa biến chứng, …
  • Vết loét do tỳ đè
  • Các tổn thương da do đái tháo đường
  • Loét do xạ trị
  • Vết loét do phản ứng dị ứng
  • Vết loét do các bệnh về hệ thống miễn dịch da (luput, viêm mao mạch hoại tử, …).

- Trị liệu hút áp lực âm trong 24 giờ được chỉ định khi khi vết thương tiết nhiều dịch, vết thương nhiễm khuẩn hoặc đe dọa nhiễm khuẩn.

- Đối với vết bỏng: Bỏng sâu do dòng điện cao thế đã được cắt lọc hoại tử nhưng vết thương ngóc ngách, phức tạp, tạo các khoang rỗng ở sâu cần hút liên tục để làm sạch vết thương, giúp hình thành mô hạt, làm đầy vết thương

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên không nên áp dụng phương pháp này trong các trường hợp sau:

  • Loét tĩnh mạch
  • Vết loét có đường dò không rõ nguồn gốc
  • Vết thương mở vào khoang cơ thể hoặc nơi có cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương
  • Lộ mạch máu hoặc tạng
  • U ác
  • Vết thương còn hoại tử chưa rụng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng.

2. Địa điểm: buồng tiểu thủ thuật, buồng băng.

3. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ hút áp lực âm tính: máy hút, xốp hút, ống hút.
  • Hộp tiểu phẫu.
  • Găng tay vô khuẩn, băng dính.

4. Người bệnh

  • Giải thích để người bệnh yên tâm và phối hợp với chuyên môn.
  • Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi đặt hút.

5. Hồ sơ bệnh án

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm liên quan.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Nhân viên y tế đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang.
  • Giải thích, động viên người bệnh.
  • Thay băng vết thương, vết bỏng theo quy trình. Vết thương được làm sạch, lấy bỏ tổ chức hoại tử, vẩy kết.
  • Sát trùng lại, thấm khô
  • Đặt xốp hút vừa với kích thước vết thương, Cố định tăng cường bằng các loại băng dính y tế
  • Nối ống hút từ vết thương ra máy hút
  • Duy trì hút liên tục hoặc ngắt quãng. Áp lực hút khoảng – 75 mmHg, có thể điều chỉnh tùy theo vị trí, tính chất vết thương.
  • Theo dõi và phát hiện tai biến
  • Sau 24giờ, dừng hút, tháo bỏ xốp hút, kiểm tra tình trạng vết thương. Tùy theo tính chất vết thương để quyết định đặt hút tiếp hay không.
  • Thường một đợt hút kéo dài từ 8 – 10 ngày.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân

  • Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi áp lực hút.
  • Nhiễm khuẩn nặng: dùng kháng sinh toàn thân

2. Tại chỗ

  • Chảy máu: mở vết thương, cầm máu bằng đốt, buộc hoặc khâu.
  • Dị ứng vật liệu hút: dừng hút, dùng thuốc chống dị ứng toàn thân và tại chỗ
  • Tắc ống hút, ứ dịch mủ: thay xốp và ống hút khác
  • Hoại tử do đè ép, chấn thương da: phát hiện kịp thời, tạm dừng liệu pháp.
  • Đau do áp lực cao: điều chỉnh áp lực hút cho phù hợp
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 48 giờ điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật khoan, đục xương sọ trong điều trị bỏng sâu có tổn thương xương sọ - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24 giờ điều trị vết thương mạn tính - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 48 giờ điều trị vết thương mạn tính - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 201

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Các biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu điều trị suy thận
Các biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu điều trị suy thận

Lọc máu là một phương pháp điều trị suy thận. Trong quá trình lọc máu, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như tụt huyết áp, mất cân bằng khoáng chất, cục máu đông, nhiễm trùng, tăng cân,…Trong quá trình điều trị, các y bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát các vấn đề này để tránh dẫn đến các biến chứng về lâu dài. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về biến chứng của các phương pháp lọc máu, gồm có nguyên nhân và cách khắc phục.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Những điều bạn sẽ rất nhớ trong suốt thai kỳ
Những điều bạn sẽ rất nhớ trong suốt thai kỳ

Mang thai có một số ưu điểm rất lớn như sự quan tâm, mong đợi và niềm vui khi cảm thấy bé đang chuyển động. Nhưng trong 9 tháng bạn có thể bị tước đi rất nhiều những thú vui hàng ngày mà bạn đã từng rất thích cho đến khi sinh bé ra. Những bà mẹ tương lai đã cân nhắc những điều này và họ dự định sẽ tận hưởng lại khi đứa trẻ đã ra đời. Dưới đây là một số ý kiến đã được chọn lựa của họ.

8 điều bạn nên làm trong thai kỳ
8 điều bạn nên làm trong thai kỳ

Giữa các tình trạng như kiệt sức, ốm nghén và thèm ăn, việc ăn uống phù hợp trong thai kỳ có thể sẽ trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, những đứa trẻ lớn lên phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng từ cơ thể mẹ chúng, vì vậy bạn sẽ muốn lựa chọn tốt nhất về những thực phẩm ăn vào trong miệng và trong tử cung của mình. Hãy đọc 8 điều quan trọng nhất mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo để có được chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân phù hợp trong suốt thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1653 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  748 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3120 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  727 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  760 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây