1

Rạch hoại tử bỏng giải thoát chèn ép - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM 

  • Bỏng sâu kín chu vi chi thể hoặc bỏng sâu vùng cổ, ngực, bụng do phản  ứng viêm nề bên trong rất mạnh nhưng tổ chức hoại tử (đặc biệt hoại tử khô) lại  kém hoặc không thể giãn ra được do đó hậu quả gây chèn ép chu vi chi thể cản trở  máu nuôi ngoại vi hoặc phù nề chèn ép vùng cổ, ngực, bụng gây khó thở. 
  • Rạch hoại tử để giúp thoát bớt dịch viêm, giúp tổ chức hoại tử tách giãn  rộng ra từ đó giải phòng được tình trạng phù nề chèn ép.  

II. CHỈ ĐỊNH 

  •  Hoại tử kín chu vi chi thể gây chèn ép thiếu máu đầu chi thể. 
  •  Hoại tử vùng cổ, ngực, lưng, bụng gây cản trở hô hấp. 
  •  Khi có hội chứng khoang ngăn ở chi, đặc biệt ở cảng chân do bỏng sâu tới dưới  lớp cân. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

  •  Bỏng nông. 
  •  Bỏng sâu không chèn ép gây thiểu dưỡng đầu chi, gây khó thở. IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

Tối thiểu 1 bác sĩ ngoại khoa, 2 điều dưỡng (1 vô trùng, 1 hữu trùng) Kíp vô cảm (nếu có): 1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên phụ mê. 

2. Phương tiện 

Bộ tiểu phẫu, dao mổ thường hoặc dao mổ điện, bông băng gạc vô trùng...  đảm bảo cuộc thay băng, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, dụng cụ cầm máu...  

3. Người bệnh 

Giải thích cho người bệnh hiểu rõ Kỹ thuật, viết đơn cam kết. Làm xét  nghiệm sàng lọc, xét nghiệm đông máu 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Vô cảm 

Tiến hành dưới giảm đau toàn thân. Nếu có điều kiện: gây mê bằng ketamin.

2. Kỹ thuật  

  • Rửa vết bỏng theo quy trình thay băng 
  • Sát khuẩn vùng bỏng bằng dung dịch PVP 10%. 
  • Rạch hoại tử (bằng dao mổ thường hoặc dao đốt điện) càng sớm càng tốt.  Rạch đám da hoại tử theo chiều dài của chi qua lớp da, tới lớp mỡ và cân. Nếu  không thấy máu chảy tại vùng rạch thì tiếp tục rạch qua lớp cân tới lớp cơ lành (cơ  đỏ tươi, róm máu và cơ co). 
  • Dùng nỉa hoặc kìm tách nhẹ miệng vết rạch 1- 2 cm để thoát dịch phù. - Cầm máu 
  • Sát khuẩn lại vết rạch bằng dung dịch PVP 10%. 
  • Đắp thuốc mỡ silver sulfadiazin 1% hoặc mỡ Maduxin… 
  • Đắp gạc khô vô khuẩn, băng ép nhẹ. 

3. Vị trí các đường rạch 

- Nguyên tắc: Không tiến hành rạch trên đường đi của mạch máu, rạch đến  khi chảy máu, kết hợp với chẩn đoán độ sâu của bỏng. 

- Bỏng sâu vùng cổ gây chèn ép khó thở: rạch 2-3 đường dọc; nếu phải mở  khí quản kèm theo thì không khâu đường rạch da. 

- Bỏng sâu vùng ngực: rạch các đường dọc và ngang kiểu ô bàn cờ. 

- Bỏng sâu ở chi: rạch nhiều đường song song dọc theo chi. Đường rạch qua  khớp nên đi theo hình chữ chi hoặc Z.  

  • Bỏng sâu ở cẳng tay: rạch dọc theo chi, rạch hình chữ Z. 
  • Bỏng sâu ở cẳng chân: các đường rạch dọc bên, gần các bờ xương chày, rạch  thêm đường dọc phía sau cẳng chân 

- Bỏng sâu ở ngón tay, ngón chân: rạch 2 đường theo 2 bên ngón. - Bỏng bàn tay, mu bàn chân: rạch dọc theo các kẽ ngón tới cổ tay, cổ chân. 

- Nguy cơ hoại thư sinh hơi: mở rộng cân, kiểm tra tổn thương khối cơ, dịch  tiết xám, mùi hôi, cơ nát mủn… 

  • Rửa vùng rạch mở bằng dung dịch oxy già. 
  • Tiêm penicillin và huyết thanh chống hoại thư 10.000-300.000 đơn vị, vùng  cơ lành lân cận. 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 

1. Theo dõi tình trạng chung 

  • Mạch, nhiệt độ, huyết áp, hô hấp, nước tiểu... 
  • Đau nhiều sau rạch hoại tử: cho tiếp giảm đau toàn thân. 

2. Tại chỗ 

- Chảy máu đường rạch: băng ép tăng cường; kê cao chi. Nếu không đỡ: mở vết rạch kiểm tra, cầm máu bằng các biện pháp như  khâu, thắt buộc mạch máu, đốt điện... 

- Tình trạng giải phóng chèn ép:  

  • Kiểm tra hiện tượng thiếu máu nuôi dưỡng đầu chi. Nếu đường rạch vẫn  chưa hiệu quả: kiểm tra lại, tách rộng đường rạch, rạch thêm 1 số đường song song  với đường rạch cũ để giải thoát chèn ép. 
  • Kiểm tra tình trạng chèn ép gây khó thở: sau rạch tình trạng khó thở do chèn  ép vẫn chưa cải thiện: rạch bổ xung.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu dưới 1% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 5% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về thủ dâm
Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về thủ dâm

Thủ dâm là một hành động tự nhiên, lành mạnh và an toàn. Thủ dâm không gây ra bất kỳ tác hại nào cho sức khỏe như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Bong nhau thai (rau bong non)
Bong nhau thai (rau bong non)

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo, từ một lượng nhỏ đến phun ra rõ ràng và đột ngột. Tuy nhiên, đôi khi máu nằm trong tử cung đằng sau nhau thai, do đó bạn có thể không thấy tình trạng chảy máu.

Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ nhất
Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ nhất

Đầu tiên bạn sinh ra …chồng mình. Sau đó bạn chạy trốn nhanh chóng trong một cái xe buýt. Cuối cùng bạn bị nhấn chìm bởi một làn sóng thủy triều. Một số hình ảnh giấc mơ thường xuất hiện ở những giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để xem những giấc mơ có thể nói lên điều gì, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất và những giải mã về chúng.

Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai
Giải mã giấc mơ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai

Bạn sinh là một con mèo con. Sau đó bạn ngủ với bạn trai hồi trung học. Bây giờ bạn đang cố gắng bỏ trốn thật nhanh nhưng lại có quá nhiều túi không thể tự xách đi một mình. Một số hình ảnh giấc mơ thường xuất hiện ở những giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để xem những giấc mơ có thể nói lên điều gì, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong ba tháng giữa thai kỳ và những giải mã về chúng.

Giải mã giấc mơ thai kỳ: Những tuần cuối cùng của bạn
Giải mã giấc mơ thai kỳ: Những tuần cuối cùng của bạn

Bạn đang vui vẻ chỉ huy cho một trận đấu bóng đá ở trường. Bạn biết mình đã có con, nhưng không biết cậu bé ở đâu. Đột nhiên bạn nhớ ra rằng: bạn đã bỏ em bé lại ở phòng gym... Một số hình ảnh trong giấc mơ thường xuất hiện ở các giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để giải mã chúng, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong những tuần cuối cùng của thai kỳ và những giải mã về chúng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  629 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ti của trẻ 4 tháng tuổi chợt đỏ, ngứa, rỉ nước và bong vảy cứng là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  486 lượt xem

Bé nhà em vừa tròn 4 tháng tuổi, bé nặng 10kg. Em rất lo khi thấy ti bé bỗng nhiên bị chợt đỏ, ngứa, có những mảnh cứng bong ra và còn rỉ nước nữa. Cho bé khám da liễu thì bác sĩ kết luận bé bị viêm da cơ địa ạ. Bé được kê bôi hydrocortison và canestlani 15ml nhưng cũng không khỏi. Giờ em phải làm thế nào ạ?

Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  703 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Thai 35 tuần, cơn gò tử cung 2 lần/10 phút có bị suy thai hay nhau bong non?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1785 lượt xem

Mang bầu được 35 tuần. Nhưng tần suất cơn gò tử cung của em khá nhiều, khoảng 2 cơn trong 10 phút. Vì cơn gò nhiều như vậy, em đã vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám, nhưng bác sĩ không chỉ định nhập viện vì cổ tử cung còn đóng. Bác sĩ cho em hỏi cường độ gò nhiều như vậy liệu có bị suy thai hay nhau bong non,.. không ạ?

Nên bổ sung vitamin vào giai đoạn nào của thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  505 lượt xem

Em vừa mang thai được 4 tuần, muốn uống thuốc bổ sung vitamin cho bà bầu như: Elevit, Ostelin Calcium & Vitamin D3 , Bioisland DHA. Kính nhờ bs tư vấn cho em liều dùng và thời gian sử dụng 3 loại thuốc trên trong thai kỳ với ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây