1

Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu dưới 1% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Cắt bỏ hoại tử theo phương pháp toàn lớp (hay phương pháp toàn bộ) là phương pháp loại bỏ toàn bộ hoại tử tới phần mô lành của cơ thể.
  • Cắt bỏ hoại tử toàn lớp dưới 1% ở trẻ em là phẫu thuật cũng có nguy cơ như mất máu, nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đó sau phẫu thuật đòi hỏi theo dõi chặt chẽ, nên có vật liệu che phủ ngay sau cắt.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng độ IV, độ V hoặc các độ bỏng trên xen kẽ (phân loại 5 độ bỏng).
  • Toàn trạng thoát sốc ổn định, cho phép phẫu thuật, các xét nghiệm trong giới hạn cho phép phẫu thuật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng nông.
  • Sốc bỏng nặng hoặc toàn trạng không cho phép phẫu thuật.
  • Cơ sở điều trị không có đủ trang thiết bị phẫu thuật, hồi sức và kỹ thuật chuyên khoa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kíp phẫu thuật viên chuyên khoa bỏng (2-3 bác sỹ).
  • Kíp gây mê của phòng phẫu thuật (1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên phụ mê, 1 điều dưỡng vô trùng đưa dụng cụ, 1 điều dưỡng hữu trùng).

2. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ cho cuộc mổ trung phẫu bỏng.
  • Dao mổ thường, dao chuyên dụng có định mức: Lagrot, Humby, Week...
  • Dự trù máu phù hợp để truyền trong và sau phẫu thuật (nếu cần).

3. Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích để người bệnh, gia đình hiểu và cộng tác với chuyên môn.
  • Chuẩn bị hồ sơ, bệnh án theo quy định.
  • Thay băng, kiểm tra tổn thương và vệ sinh vùng phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị: tương tự cuộc phẫu thuật vô khuẩn loại III thông thường.

2. Vô cảm: gây mê hoặc tê khu vực phẫu thuật (theo quy trình riêng).

3. Kỹ thuật

* Thì 1: Thay băng, bộc lộ tổn thương theo quy định

  • Chọn tư thế người bệnh phù hợp với vùng phẫu thuật.
  • Sát khuẩn vùng tổn thương bằng dung dịch PVP 10%, rửa lại bằng nước muối sinh lý. Thấm khô.
  • Sát khuẩn vùng da lành xung quanh bằng cồn 700
  • Trải vải vô trùng bộc lộ vùng phẫu thuật.

* Thì 2: cắt hoại tử toàn lớp

  • Dùng dao mổ thường hoặc dao mổ điện hoặc dao có định mức chiều sâu như lagrot cắt toàn bộ hoại tử tới phần lành.
  • Cắt hết hoại tử: độ IV cắt tới mỡ lành hoặc cân nông, độ V cắt tới cơ lành (chảy máu và co cơ), xương lành (rớm máu), gân lành (trong bóng)....Kiểm tra lại nền tổn thương đã cắt hết hoại tử chưa.
  • Diện tích một lần phẫu thuật dưới 1% diện tích cơ thể.
  • Cầm máu bằng đắp gạc tẩm adrenalin 1/200.000 hoặc đốt điện hay kẹp, thắt, buộc, khâu cầm máu kiểu chữ X (nếu tổn thương ở chi thể, có thể garô trên vùng phẫu thuật để hạn chế mất máu khi cắt hoại tử).
  • Rửa lại vết mổ bằng dung dịch PVP 3%, rửa lại bằng natri clorid 0,9%, thấm khô.

* Thì 3: che phủ nền tổn thương. Có thể áp dụng các biện pháp sau

  • Ghép da mỏng tự thân hay da dày tự thân ngay sau cắt hoại tử (tùy theo tính chất của vùng tổn thương, tính chất nền ghép...): theo quy trình riêng.
  • Che phủ tạm thời bằng các vật liệu thay thế da (da đồng loại, trung bì da lợn, các màng sinh học...): theo quy trình riêng.
  • Bôi các thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thay băng hàng ngày khi có mô hạt thì ghép da

4. Chăm sóc thay băng sau phẫu thuật

  • Thay băng hàng ngày sau phẫu thuật
  • Nếu còn hoại tử sót lại có thể cắt lọc tiếp, làm sạch vết bỏng.
  • Khi có mô hạt đủ tiêu chuẩn ghép da thì tiến hành ghép da.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

1. Toàn thân

  • Theo dõi các biến chứng của gây mê: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn...xử trí bằng truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi...
  • Theo dõi tình trạng sốc do mất nhiều máu trong mổ: truyền máu kịp thời trong và sau mổ.
  • Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

2. Tại chỗ

  • Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng...): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
  • Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân nặng lên: sau cắt cần che phủ bằng vật liệu sinh học. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu dưới 3% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 3% diện tích cơ thể ở trẻ em - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu trên 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu từ 3% - 5% diện tích cơ thể ở người lớn - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
13 cách nhanh chóng và an toàn để giảm cân do tích nước
13 cách nhanh chóng và an toàn để giảm cân do tích nước

Nguyên nhân gây tích nước có thể là do ăn quá nhiều muối, thiếu chất điện giải, ít vận động, căng thẳng quá mức hoặc thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn...

Dùng Dầu Dừa Để Bôi Trơn Khi Quan Hệ Có An Toàn Không?
Dùng Dầu Dừa Để Bôi Trơn Khi Quan Hệ Có An Toàn Không?

Dùng dầu dừa bôi trơn khi quan hệ có an toàn không? Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gel bôi trơn đa dạng nhưng bạn có thể cân nhắc sử dụng dầu dừa nếu thích sản phẩm tự nhiên và không chứa hóa chất.

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Thủ Dâm Khi Mang Thai Có An Toàn Không?
Thủ Dâm Khi Mang Thai Có An Toàn Không?

Thủ dâm khi mang thai có an toàn không? Đây là một hành động hoàn toàn bình thường thuộc nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Thậm chí, trừ những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao thì thủ dâm còn mang lại những lợi ích nhất định.

Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?
Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?

Không nhất thiết phải gác lại chuyện “thân mật” trong những ngày đèn đỏ. Nếu chuẩn bị kỹ càng thì vẫn hoàn toàn có thể vui vẻ trong thời gian này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nhau bám diện rộng, mép dưới có lớp dịch 3,9 mm là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1863 lượt xem

Năm nay em 23 tuổi, đi siêu âm, bs nói kết quả như sau: nhau bám diện rộng, mép dưới có lớp dịch 3,9 mm. Bs cho em hỏi, nhau bám như vậy có sao không. Liệu có phải uống thuốc điều trị không ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1268 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3208 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1245 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây