1

Quy trình gây tê tủy sống phẫu thuật chuyển vạt da cân có cuống mạch nuôi (chi dưới)

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG 

Gây tê tủy sống là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc  tê vào khoang dưới nhện nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh qua tủy sống  nhằm đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau. 

II. CHỈ ĐỊNH 

  •  Vô cảm cho một số phẫu thuật 
  •  Giảm đau 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

  •  Người bệnh từ chối 
  •  Dị ứng thuốc tê 
  •  Viêm nhiễm vùng chọc kim gây tê  
  •  Thiếu khối lượng tuần hoàn chưa bù đủ, sốc 
  •  Rối loạn đông máu nặng  
  •  Dừng các thuốc chống đông chưa đủ thời gian 
  •  Hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít  
  •  Tăng áp lực nội sọ 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện kỹ thuật: bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi  sức. 

2. Phương tiện: 

2.1. Phương tiện cấp cứu và theo dõi

  •  Phương tiện hồi sức: nguồn oxy, bóng Ambu, mask, các phương tiện đặt nội khí  quản, máy mê kèm thở, máy sốc điện, máy hút... 
  •  Thuốc hồi sức tuần hoàn: dịch truyền, thuốc: ephedrin, adrenalin...
  •  Thuốc chống co giật: họ barbituric, benzodiazepin, giãn cơ, intralipid 10-20%... 
  •  Phương tiện theo dõi thường quy: điện tim, huyết áp, bão hòa oxy, nhịp thở...

2.2. Phương tiện, dụng cụ gây tê và thuốc tê 

  •  Bơm kim tiêm các cỡ, găng tay, gạc vô trùng, pince, cồn sát trùng, khăn lỗ vô  trùng, kim gây tê tủy sống các cỡ... 
  •  Thuốc tê: bupivacain, levobupivacain, ropivacain... có thể phối hợp với thuốc họ morphin (morphin từ 100-300 mcg; fentanyl 25-50 mcg, sulfentanil 2,5-5 mcg...).  Liều dùng dựa vào trọng lượng, chiều cao và thể trạng của cơ thể người bệnh:  bupivacain liều từ 3-12mg; levobupivacain từ 5-12mg; ropivacain liều từ 5-20mg;  giảm liều đối với người > 60 tuổi, thiếu máu, có thai. 

3. Chuẩn bị người bệnh 

  • Thăm khám trước mổ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác khi gây tê.
  • Vệ sinh vùng gây tê. 
  • Cho người bệnh an thần tối hôm trước mổ (nếu cần). 

4. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 

  •  Theo qui định của Bộ y tế 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Kiểm tra hồ sơ 

2. Kiểm tra người bệnh 

3. Thực hiện kỹ thuật 

3.1. Kỹ thuật gây tê tủy sống 

- Dự phòng hạ huyết áp: đặt đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả và bù dịch từ 5- 10 ml/kg (đối với người lớn). 

- Tư thế: Thường có 2 tư thế: 

  •  Tư thế ngồi: người bệnh ngồi cong lưng, đầu cúi, cằm tì vào ngực, chân duỗi  trên mặt bàn mổ hoặc bàn chân đặt trên ghế.  
  •  Tư thế nằm: người bệnh nằm nghiêng cong lưng, hai đầu gối áp sát vào bụng  cằm tì vào ngực.  

- Người thực hiện: đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

- Sát trùng vùng chọc kim 3 lần bằng dung dịch sát trùng và phủ khăn lỗ vô trùng.

- Kỹ thuật gây tê tuỷ sống: đường giữa hoặc đường bên.  

  •  Đường giữa: chọc vào khe giữa 2 đốt sống, vị trí chọc thông thường L3-L4 hoặc  L4-L5. 
  •  Đường bên: chọc cách đường giữa 1-2cm, hướng kim vào đường giữa, lên trên,  ra trước.  
  •  Hướng mặt vát của kim gây tê song song với cột sống người bệnh.
  •  Chọc kim cho đến khi đạt được cảm giác mất sức cản do kim đi qua màng cứng. 
  •  Kiểm tra nếu có dịch não tuỷ chảy ra, quay mũi vát của kim về phía đầu người  bệnh và bơm thuốc tê.  

VI. THEO DÕI 

  •  Các dấu hiệu sinh tồn: tri giác, nhịp tim, điện tim, huyết áp động mạch, độ bão  hòa oxy mao mạch. 
  •  Mức độ phong bế cảm giác và vận động 
  •  Các tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống. 
  •  Tiêu chuẩn chuyển người bệnh khỏi phòng Hồi tỉnh: không có rối loạn về huyết  động và hô hấp; phục hồi hoàn toàn vận động, mức phong bế cảm giác dưới T12  (dưới nếp bẹn).  

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

1. Tai biến do thuốc và xử trí  

1.1.Dị ứng, sốc phản vệ với thuốc tê: ít gặp với các thuốc tê thế hệ mới.

  • Xử trí: dừng sử dụng thuốc tê; sử dụng phác đồ chống sốc phản vệ theo Bộ y tế

1.2. Ngộ độc thuốc tê: do tiêm nhầm vào mạch máu. 

  • Xử trí: dừng sử dụng thuốc tê, chống co giật, cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn,  truyền intralipid khi bị ngộ độc thuốc tê nhóm bupivacain và ropivacain.

2. Tai biến do kỹ thuật và xử trí 

  •  Hạ huyết áp, mạch chậm: điều trị bằng thuốc co mạch (ephedrin, adrenalin...)  atropin và bù dịch. 
  •  Đau đầu: nằm bất động, bù đủ dịch, sử dụng thuốc giảm đau, vá màng cứng bằng  máu tự thân (Blood Patch). 
  •  Buồn nôn và nôn: kiểm soát huyết áp, sử dụng thuốc chống nôn.
  •  Bí tiểu: chườm ấm, đặt ống thông bàng quang nếu cần. 
  •  Gây tê tủy sống toàn bộ: cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn. 
  •  Các biến chứng khác: tụ máu quanh tủy, tổn thương tủy, hội chứng đuôi ngựa,  viêm màng não tủy. Cần hội chẩn và thăm dò thêm để xác định tổn thương.
  •  Gây tê thất bại phải chuyển phương pháp vô cảm.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Tin liên quan
Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt
Điều trị rối loạn cương dương sau phẫu thuật tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu
Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu

Chuyển lưu dòng tiểu là một thủ thuật được thực hiện phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù thủ thuật này mang lại lợi ích lớn cho người bệnh nhưng cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe tốt và duy trì sinh hoạt bình thường.

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối
Quy trình phẫu thuật thay khớp gối

Khi khớp gối bị hỏng nghiêm trọng và không còn điều trị được bằng thuốc hay các phương pháp không xâm lấn khác thì giải pháp lúc này là phẫu thuật thay khớp gối. Có hai loại phẫu thuật thay khớp gối là thay khớp gối toàn phần và thay khớp gối bán phần. Thay khớp gối toàn phần được thực hiện phổ biến hơn.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Hay bị gò bụng dưới, có phải là dấu hiệu sắp chuyển dạ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  695 lượt xem

Em năm nay 26 tuổi, mang bầu lần đầu ở tuần thứ 35. Bị dọa sinh non, em vừa ra viện, về nhà thì bị ra ít khi hư màu vàng sẫm. Tối đến, em hay bị gò bụng dưới, cả người nóng bừng theo từng cơn. Bác sĩ cho em hỏi, có phải em sắp chuyển dạ sinh không ạ?

Tụ dịch dưới màng nuôi, có nguy hiểm không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1017 lượt xem

Thai được 9 tuần tuổi, thấy lâm râm đau bung, em đi khám, bác sĩ báo bị tụ dịch dưới màng nuôi 16*13mm rồi kê cho thuốc: Utrogestan 200 mg(Progesterone 200mg), Aspirin 81 mg (Acid acetylsalicylic 81 mg). Bs cho cháu hỏi vấn đề tụ dịch này có nguy hiểm không? Nếu em uống thuốc theo đơn trên thì có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây