Phẫu thuật xử lý vết thương da đầu phức tạp - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Vết thương da đầu là tổn thương cấp cứu thường gặp nhất trong chấn thương sọ não.
- Tổn thương gây ra mất máu và làm cho xương sọ mất bảo vệ. Cấp cứu các tổn thương da đầu, ngoài điều trị còn chú ý tới thẩm mỹ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết thương da đầu phức tạp, kích thước lớn
- Vết thương da đầu lóc da đầu
- Vết thương lột da đầu
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh vết thương nhỏ, có bệnh lí về đông máu
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Kíp mổ khoảng 7 người: Phẫu thuật viên, phụ mổ; Bác sỹ gây mê, phụ mê, dụng cụ viên, chạy ngoài, hộ lý.
2. Người bệnh:
- Bệnh án: xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm máu, bạch cầu..
- Người bệnh nhịn ăn uống
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ mổ sọ não cơ bản, kèm theo thìa nạo viêm (curette), oxy già, dẫn lưu kín.
- Dụng cụ cầm máu: dao điện đơn cực, lưỡng cực
- Kính vi phẫu trong trường hợp cần nối mạch máu, thần kinh
- Kim, chỉ khâu chuyên dụng
4. Thời gian phẫu thuật: Tùy thuộc loại phẫu thuật
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tư thế bộc lộ vết mổ rõ nhất, thuận lợi cho bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên
2. Vô cảm: Mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Bước 1: Mở vết mổ
- Mở vết mổ, cần thiết rạch rộng hơn phù hợp.
- Bước 2: Đánh giá
- Đánh giá thương tổn: vị trí, mức độ, bề rộng, độ sâu
- Quyết định xử lý: tùy theo thương tổn
- Bước 3: Xử lý thương tổn
- Làm sạch: sử dụng oxy già, bétadine và nước muối sinh lý 9‰
- Cắt lọc tổ chức hoại tử mủn nát: cắt lọc đến tổ chức lành
- Lấy bỏ dị vật: đất cát, kim loại ...
- Mở rộng rãi
- Nếu tổn thương mạch máu quan trọng cần nối thì sử dụng kính vi phẫu đề nối lại
- Bơm rửa lại nhiều nước, oxy già, nước sát khuẩn.
- Bước 4:
- Đóng vết mổ: khâu mép vết thương với nhau, đóng da 2 lớp, rạch da kiểu quân cờ, tùy trường hợp.
- Dẫn lưu rộng rãi.
- Có thể dẫn lưu hút liên tục.
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
- Toàn trạng, mạch, huyết áp
- Vết mổ: chảy máu, mủ, dịch...
- Chăm sóc thay băng hàng ngày, có thể thay băng nhiều lần/ngày
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu: băng ép, có thể mổ lại
- Nhiễm khuẩn: thay băng tốt, cắt chỉ cách quãng, dùng kháng sinh đồ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.
Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?
Phẫu thuật điều trị các vấn đề về tim có thể gây suy giảm chức năng thận tạm thời hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề về thận hiện có. Các giải pháp điều trị suy thận gồm có lọc máu và ghép thận.
Mất ngủ sau phẫu thuật là một vấn đề phổ biến. Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật có thể là do đau đớn, tác dụng phụ của thuốc và môi trường bệnh viện. Mất ngủ thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn sau phẫu thuật và có thể khắc phục bằng các biện pháp như thay đổi thói quen trong ngày cũng như thói quen trước khi đi ngủ và điều chỉnh môi trường ngủ.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 1 trả lời
- 832 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 758 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 398 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 955 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!