Phẫu thuật cắt lọc, xử lý vết thương tầng sinh môn phức tạp - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Vết thương tầng sinh môn phức tạp là những vết thương tầng sinh môn có tổn thương cơ thắt, ống hậu môn hoặc và kèm theo các thương tổn nặng vùng tiểu khung như trực tràng, bàng quang, niệu đạo, xương chậu,...
- Có nhiều nguyên nhân gây vết thương tầng sinh môn như do tai nạn giao thông, do ngồi vào vật nhọn, do tai biến sản khoa,...
II. CHỈ ĐỊNH
- Các vết thương tầng sinh môn kèm theo thương tổn khác ở tiểu khung như trực tràng, ống hậu môn, cơ thắt, niệu đạo, bàng quang, xương chậu,...
III. CHUẨN BỊ
- Người thực hiện: phẫu thuật viên ngoại chung hoặc phẫu thuật viên tiêu hóa.
- Người bệnh: thường đến viện trong tình trạng cấp cứu, cho kháng sinh, truyền dịch, phòng chống sốc.
- Phương tiện: bộ phẫu thuật đại phẫu, chỉ tiêu chậm, chỉ không tiêu, chỉ khâu mạch máu, túi hậu môn, sonde bang quang,...
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: phụ khoa.
2. Vô cảm: gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật: Thời gian dự kiến mổ tùy theo mức độ thương tổn, kéo dài từ 60 phút đến vài giờ.
- Lấy dị vật như sỏi, đá, mảnh tre,...
- Làm sạch vết thương bằng nước muối, oxy già, betadine,...
- Cắt lọc tổ chức dập nát hoặc hoại tử không còn mạch nuôi. Cố gắng bảo tồn tối đa da vùng tầng sinh môn, sẽ cắt lọc lần 2 nếu tổ chức bị hoại tử tiếp.
- Để hở vết thương.
- Xử lý thương tổn phối hợp:
- Làm hậu môn nhân tạo bảo vệ trong các trường hợp có tổn thương cơ thắt 1⁄2 trên, tổ chức phần mềm dập nát, mất nhiều, vết thương thủng trực tràng,...
- Dẫn lưu bàng quang trong trường hợp có tổn thương niệu đạo, bàng quang,...
- Các thương tổn cơ thắt, niệu đạo, trực tràng,... phức tạp nên xử lý thì 2 khi Người bệnh đã ổn định, vết thương phần mềm sạch hoặc đã liền.
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Chăm sóc và theo dõi:
- Chăm sóc và theo dõi Người bệnh như các trường hợp phẫu thuật mở bụng khác.
- Dùng kháng sinh toàn thân, phối hợp 2 loại kháng sinh (metronidazol, cephalosporin thế hệ 3,...)
- Thay băng hàng ngày, nhiều lần trong ngày nếu vết thương rộng, bẩn, thấm nhiều dịch,...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: băng ép bằng gạc, chèn mét hoặc khâu cầm máu khi cần thiết.
- Nhiễm trùng: thay băng nhiều lần trong ngày, có thể cắt lọc lại lần 2.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.
Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?
Phẫu thuật điều trị các vấn đề về tim có thể gây suy giảm chức năng thận tạm thời hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề về thận hiện có. Các giải pháp điều trị suy thận gồm có lọc máu và ghép thận.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
- 1 trả lời
- 508 lượt xem
Mang thai được 34 tuần, em tăng tới 25kg. Như vậy, chắc khó có khả năng sinh thường, phải không ạ? Em có lịch hẹn tái khám khi thai được 36 tuần. Vậy, khi nào thì bác sĩ mới chỉ định xem em có khả năng sinh thường hay sinh mổ ạ?
- 1 trả lời
- 612 lượt xem
Em năm nay 28 tuổi, mang thai lần đầu, được 35 tuần. Em muốn sinh thường, nhưng nghe nói ai sinh thường cũng đều bị rạch tầng sinh môn. Việc rạch này có thể gây đau đớn và để lại hậu quả không tốt - Có đúng thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1752 lượt xem
Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?
- 1 trả lời
- 744 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 1 trả lời
- 818 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?