Phẫu thuật kết hợp xương gãy xương gót - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật kết hợp xương gót là phẫu thuật nắn chỉnh diện gãy xương gót và cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương. Việc nắn chỉnh diện gãy xương gót yêu cầu nắn chỉnh tốt của diện khớp dưới sên cũng như trục của xương gót.
II. CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương gót di lệch.
- Gãy trật xương gót (gãy xương gót kèm theo trật khớp dưới sên, trật khớp gót hộp).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương gót không di lệch.
- Tổ chức phần mềm tổn thương nặng.
- Gãy hở xương gót đến muộn.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh:
- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.
- Vệ sinh vùng mổ, cắt ngắn móng chân.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ kết hợp xương gót.
- Nẹp vít, vít AO dành cho gãy xương gót, trong trường hợp không có nẹp chuyên dụng có thể sử dụng nẹp vít thông thường.
- Kim Kirschner các cỡ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm nghiêng 90 độ về bên chân không phẫu thuật
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống,gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê nội khí quản.
3. Kỹ thuật:
- Dồn máu, garo gốc chi.
- Rạch da sau ngoài cổ chân hình chữ L.
- Tách cân cơ.
- Bộc lộ và bảo vệ gân cơ mác bên ngắn và mác bên dài trong suốt quá trình phẫu thuật.
- Nếu gãy xương gót không lan vào diện khớp sên gót, nắn chỉnh lại diện gãy xương gót và cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương.
- Nếu diện gãy xương gót lan vào khớp sên gót, khớp gót hộp, bộc lộ vào khớp sên gót và khớp gót hộp để nắn chỉnh diện gãy xương gót sao cho diện khớp sên gót, diện khớp gót hộp của xương gót được đạt về vị trí giải phẫu. Cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương.
- Phương tiện kết hợp xương gót có thể dùng kim Kirschner, vít tự do hoặc nẹp vít. Nên dùng vít xương xốp. Nếu có nẹp chuyên dụng cho gãy xương gót là tốt nhất.
- Nên dùng màn tăng sáng để hỗ trợ quá trình phẫu thuật.
- Cầm máu kỹ, đóng vết mổ theo giải phẫu.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm trùng sau mổ: Thường gặp ở những người bệnh gãy xương hở, gãy xương gót có tổn thương phần mềm nặng, quá trình phẫu tích thô bạo làm tổn thương phần mềm nhiều. Cần theo dõi sát sau mổ. Nếu cần tách chỉ sớm và chăm sóc vết thương phần mềm. Trong trường hợp nặng phải tháo bỏ phương tiện kết hợp xương.
- Hoại tử phần mềm: Thường gặp ở những người bệnh có tổn thương phần mềm nặng, tổ chức phần mềm bị hoại tử thường để lộ phương tiện kết hợp xương nên cần theo dõi sát, nếu tổ chức phần mềm bị hoạt tử cần cắt lọc và có kế hoạch che phủ vùng khuyết phần mềm sớm.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 761 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 844 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 769 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1623 lượt xem
Object
- 1 trả lời
- 2976 lượt xem
Năm nay em 21 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 14 tuần, em đi siêu âm, các chỉ số như sau: Tim thai 135l/p, đường kính lưỡng đỉnh 26mm, đường kính ngang bụng 25mm, chiều dài xương đùi 13mm, chu vi bụng 80mm, cân nặng 93g và xương mũi 2.3mm. Bs bảo xương mũi bé hơi ngắn, cần theo dõi thêm và hẹn tháng sau tái khám. Em và chồng đều có sống mũi cao. Xem trên mạng thấy nói "xương mũi ngắn thường liên quan đến bệnh Down" nên em rất lo lắng. Nhờ bs giải đáp giúp ạ?