Phẫu thuật gỡ dính khớp gối - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật làm tăng tầm vận động gấp, duỗi hoặc cả gấp duỗi khớp gối.
II. CHỈ ĐỊNH
Hạn chế vận động gối sau chấn thương, sau phẫu thuật, hoặc bệnh lý tại khớp gối như thoái hóa.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Phần mềm xung quanh gối sẹo xấu, co kéo, nhiễm trùng.
- Tổn thương diện khớp đùi- chày.
- Bánh chè lên cao hoặc xuống thấp.
- Diện khớp bánh chè -đùi xấu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án hành chính đầy đủ.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình cơ bản.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tư thế duỗi cẳng chân.
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê khí quản.
3. Kỹ thuật:
- Garo hơi hoặc chun gốc chi.
- Rạch da đường bên ngoài, vào cánh ngoài bao khớp.
- Gỡ dính, di động diện khớp bánh chè-lồi cầu đùi.
- Cắt bỏ dây chằng diện trên bánh chè, 2 cánh bên.
- Vận động khớp gối.
- Tùy vào từng trường hợp có thể phối hợp đường mổ bên trong, phối hợp phẫu thuật Juder.
- Làm sạch khớp, dẫn lưu.
- Đóng bao khớp, lớp cân ngoài trong tư thế gấp tối đa.
- Đóng da.
- Tháo garo.
- Nẹp bột tư thế gấp tối đa.
- Tập luyện sớm.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi sau mổ:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tưới máu đầu chi, tình trạng thấm dịch băng vết mổ, vận động và cảm giác, dẫn lưu.
- Hướng dẫn vận động ngay sau phẫu thuật, tập phục hồi chức năng sớm.
- Kháng sinh tiêm 3-5 ngày.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu vết mổ: Băng ép nhẹ nhàng, nếu không hết mở băng kiểm tra có thể khâu tăng cường vết mổ.
- Nhiễm trùng: Tách chỉ vết mổ, thay băng hàng ngày, cấy dịch vết mổ làm kháng sinh đồ, có thể thay kháng sinh nếu yêu cầu.
- Cứng khớp tư thế duỗi hoặc gấp: Tích cực tập luyện hoặc có thể gây mê vận động sớm.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Phẫu thuật thay khớp thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm khớp gối. Phẫu thuật thay khớp chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp gối quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều có thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.
Trong ca phẫu thuật thay khớp ngón tay, khớp ngón tay hỏng hoặc mòn sẽ bị cắt bỏ và thay bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp ngón tay chủ yếu được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp nhưng đôi khi cũng được thực hiện để thay thế khớp hư hỏng do những nguyên nhân khác.
Khi khớp gối bị hỏng nghiêm trọng và không còn điều trị được bằng thuốc hay các phương pháp không xâm lấn khác thì giải pháp lúc này là phẫu thuật thay khớp gối. Có hai loại phẫu thuật thay khớp gối là thay khớp gối toàn phần và thay khớp gối bán phần. Thay khớp gối toàn phần được thực hiện phổ biến hơn.
Tình trạng đau, sưng tấy và bầm tím có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau phẫu thuật thay khớp gối. Có nhiều cách để giảm thiểu những tình trạng này, gồm có mang vớ y khoa, kê cao chân, dùng thuốc và chườm.
- 1 trả lời
- 831 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 758 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 762 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 398 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 955 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!