Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Liệt đám rối thần kinh cánh tay là thương tổn khó điều trị
- Với các trường hợp liệt đám rối theo dõi sau 1,5 năm không hồi phục cần tính phương án chuyển gân để phục hồi một phần chức năng của chi
II. CHỈ ĐỊNH
- Thường chỉ định cho những tổn thương đám rối không hoàn toàn
- Khớp khuỷu còn vận động thụ động
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Cứng khớp khuỷu
- Liệt hoàn toàn đám rối, không hồi phục.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 03 phẫu thuật viên, 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 bác sỹ gây mê, 01 phụ mê.
2. Người bệnh:
- Hồ sơ bệnh án
- Động viên tinh thần người bệnh nếu người bệnh tỉnh táo, giải thích cho người nhà và người bệnh về khó khăn và các rủi ro của phẫu thuật.
- Chuẩn bị vùng mổ
- Chuẩn bị thuốc, phương tiện hồi sức
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường
- Kim chỉ khâu, chỉ nối gân
- Bông, băng, gạc....
4. Thời gian phẫu thuật: khoảng 2 tiếng
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: tư thế nằm ngửa, tay tổn thương dạng kê trên bàn mổ
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
3.1. Kỹ thuật Steindler: chuyển nguyên ủy các cơ gấp ở cẳng tay bám vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, chuyển lên cao hơn để bám vào 1/3 giữa thân xương cánh tay. Đặt nẹp bột 4 tuần.
3.2. Kỹ thuật của Clark: (chuyển cơ ngực to) tách bó ức đòn ra khỏi lồng ngực, còn nguyên mạch và thần kinh, luồn dưới da ra cánh tay, khây vào gân cơ nhị đầu ở khuỷu. Đặt nẹp bột gấp nhọn khuỷu 4 tuần.
3.3. Kỹ thuật của Bunnell Carroll và Hill: (chuyển gân cơ tam đầu) áp dụng với trường hợp cơ tam đầu còn vận động, chuyển gân cơ tam đầu ra trước khâu đính vào gân cơ nhị đầu.
- Cầm máu, bơm rửa
- Đóng vết mổ
- Băng vết mổ và treo tay cố định
VI. THEO DÕI, NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi:
- Tri giác, mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, màu sắc, mạch quay bên tay tổn thương...
- Phát hiện các biến chứng sau mổ: chảy máu, tổn thương mạch dưới đòn, mạch cánh tay, tràn khí tràn máu màng phổi, cũng như những biến chứng khác do gây mê
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu: nếu chảy máu vết mổ thì băng cầm máu, nếu tổn thương mạch lớn cần mổ lại cầm máu
- Nhiếm trùng: làm kháng sinh đồ, làm sạch ổ nhiễm trùng
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Mục đích của việc phẫu thuật tuyến tiền liệt còn tùy thuộc vào vấn đề cần điều trị bằng phẫu thuật. Ví dụ, mục đích của phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt là loại bỏ tế bào ung thư. Mục đích của phẫu thuật điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là loại bỏ mô tuyến tiền liệt phì đại và khôi phục lại khả năng tiểu tiện bình thường.
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Xạ trị và phẫu thuật là hai trong số các lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cả hai phương pháp đều có khả năng chữa khỏi bệnh. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm ở tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là 98%.
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.
Các loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm những gì? Có hai loại phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư thận là cắt thận triệt để và cắt thận bán phần. Loại phẫu thuật cần thực hiện để điều trị ung thư thận sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư và vị trí chính xác của khối u.
- 1 trả lời
- 830 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 757 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 3168 lượt xem
Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?
- 1 trả lời
- 822 lượt xem
Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 464 lượt xem
Em mang thai con đầu lòng 14 tuần thì bị sảy vì thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, bs khuyên em cần bổ sung axit folic gấp 10 lần bình thường (với lượng 4mg/ngày). Vậy, em phải bổ sung liều axit folic như vậy trong bao lâu, trước khi mang bầu ạ?