1

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo xấu dài trên 5 cm - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Sau các chấn thương, vết thương hoặc phẫu thuật, quá trình hình thành sẹo bắt đầu. Quá trình lành sẹo một vết thương trên cơ thể là một quá trình sinh học phức tạp, năng động, diễn biến trong một thời gian khá dài. Liền sẹo được coi là lý tưởng khi vết sẹo mảnh, mềm mại, kín đáo, không ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ. Để đạt được kết quả như vậy cần có sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như không có rối lại di truyền,không có viêm nhiễm tại chỗ, hướng sẹo thuận, dinh dưỡng của người bệnh tốt. Thiếu những điều kiện trên, quá trình liền sẹo dễ đi lệch hướng sinh lý và có thể dẫn tới sẹo bệnh lý: sẹo phì đại, sẹo lồi hay sẹo lõm. Sẹo bệnh lý sẽ gây lên nhiều phiền phức về mặt thẩm mỹ, chức năng cho người bệnh.
  •  Ngăn ngừa sẹo là rất quan trọng, đặc biệt những người có da sẫm màu như người châu Á, châu Phi... Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau và một trong số đó có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo nhằm sửa sẹo mang tính thẩm mỹ hơn bằng các kỹ thuật tạo hình.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Với các sẹo xấu đã ổn định (> 1 năm) có kích thước trên 5 cm ở các vùng da ảnh hưởng tới thẩm mỹ như mặt, ngực, tay ...mà tạo hình đơn giản không giải quyết được.
  •  Sẹo xấu dài trên 5 cm mà ảnh hưởng tới chức năng và thầm mỹ của phần cơ thể (cổ, bàn tay, vùng khớp vận động...)

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có các bệnh lý kết hợp không thể tiến hành phẫu thuật được.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ phẫu thuật tạo hình và vi phẫu.
  •  Bác sĩ phụ mổ
  •  Bác sĩ gây mê
  •  Dụng cụ viên
  •  Điều dưỡng phụ mê

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.

- Lưỡi dao số 11, 10, 15.

- Gạc, chỉ Vicryl, Prolene

- Người bệnh:

  •  Làm đủ các xét nghiệm cơ bản.
  •  Giải thích cho người bệnh các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ.
  •  Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý phẫu thuật của gia đình người bệnh.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng toàn thân.

3. Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định của Bộ y tế

4. Thực hiện kỹ thuật

  •  Gây tê tại chỗ quanh vị trí sẹo.
  •  Dùng dao mổ số 15 rạch da theo chu vi của sẹo.
  •  Phẫu tích cắt hết tổ chức sẹo xấu và cầm máu kỹ mép vết mổ.
  •  Sau khi cắt hết tổ chức sẹo xấu dài trên 5 cm thì tiến hành đánh giá tổn khuyết cần thiết chuyển các vạt da lân cận (vạt chuyển, vạt hai thùy, vạt hình vợt....) hoặc thậm chí có thể sử dụng ghép da khi diện tổn khuyết quá lớn.
  •  Có thể sử dụng kỹ thuật vi phẫu lấy mảnh ghép da dày nhiều lớp có cuống mạch để che kín các tổn khuyết lớn có mất tổ chức.
  •  Ngoài ra, với các sẹo xấu có đường kính lớn mà không thể đóng kín sau khi cắt sẹo có thể sử dụng phương pháp đặt túi giãn da nhằm làm tăng thể tích của vùng da lành lân cận trước khi chuyển vạt để che kín tổn khuyết sau khi cắt sẹo.
  •  Chú ý khâu giảm căng trước khi đóng kín vết mổ.
  •  Dùng chỉ Prolen khâu ngoài da với lực đủ kín hai mép vết mổ và cắt chỉ sớm nhằm hạn chế sẹo chân chỉ.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

  •  Vết thương nên được chăm sóc như một vết thương ngoại khoa và phát hiện các biến chứng sớm có thể xảy ra.
  •  Sử dụng kháng sinh và giảm đau thích hợp.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tụ dịch hoặc tụ máu vết mổ

  • Nên cầm máu kỹ và đặt dẫn lưu nếu diện bóc tách quá lớn có khả năng tụ dịch. Khi tụ dịch vết mổ nên tiến hành chọc hút dịch và băng ép hoặc đặt dẫn lưu và băng ép nếu lượng dịch quá nhiều.

2. Nhiễm trùng

  • Cần chuẩn bị vô trùng tốt trong mổ cũng như khi thay băng vết mổ. Khi vết mổ nhiễm trùng nên thay băng hàng ngày và đắp gạc tẩm mỡ Betadin.

3. Bục vết mổ

  •  Có thể do vết mổ quá căng mà không được khâu giảm căng tốt
  •  Do người bệnh vận động quá mạnh khi vết thương chưa liền.
  •  Có thể do hậu quả của nhiễm trùng vết mổ không được xử trí tốt.
  •  Nên chăm sóc vết thương sạch để lên tổ chức hạt và đóng kín thì hai.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật di chứng bại liệt chi trên - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị gãy xương / Đặt lại xương trên một vùng chi thể (không sử dụng các phương tiện kết hợp xương) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật KHX gãy hở độ II trên và liên lồi cầu xương đùi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật kết hợp xương gãy trên và liên lồi cầu xương đùi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật kết hợp xương gãy hở độ III trên và liên lồi cầu xương đùi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  696 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  615 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  575 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây