Cắt sẹo xấu với khâu kín đơn giản - Bộ y tế 2017
I. KHÁI NIỆM
Cắt sẹo khâu kín là kỹ thuật tạo hình đơn giản nhất nhưng thường xuyên được sử dụng trong phẫu thuật điều trị sẹo xấu sau các sang chấn ở trẻ em. Kỹ thuật có thể được thực hiện ở các tuyến cơ sở không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại cũng như trình độ phẫu thuật viên.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sẹo xấu kích thước > 5 cm, sẹo ổn định và không gây co kéo.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Sẹo kích thước lớn.
- Sẹo chưa ổn định.
- Sẹo gây co kéo.
- Toàn trạng người bệnh chưa cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa tạo hình sọ mặt.
- Kíp gây mê (nếu có mê): bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên gây mê, 1 điều dưỡng vô trùng, 1 điều dưỡng hữu trùng
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, vật tư tiêu hao trong mổ...
3. Người bệnh
- Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một cuộc mổ.
- Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp điều trị và kết quả sau phẫu thuật.
- Vệ sinh toàn thân. Người bệnh cần nhịn ăn trước cuộc mổ từ 4-6 giờ. Nếu người bệnh quá đói có thể truyền dịch trước mổ.
- Kiểm tra lại toàn trạng người bệnh trước mổ.
- Vệ sinh vùng mổ.
- Dự trù máu trước mổ (nếu cần).
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
- Gây mê, gây tê vùng hoặc tê tại chỗ.
- Kỹ thuật:
- Thiết kế đường mổ sao cho trùng các đường căng giãn da tự nhiên hoặc song song với các đường căng giãn da tự nhiên.
- Cắt bỏ sẹo xấu (> 5 cm) theo đường thiết kế từ trước.
- Bóc tách ngầm hai bên mép khuyết da, diện tích bóc tách tương đương diện tổn khuyết da sau khi cắt sẹo.
- Cầm máu kỹ bằng dao đốt điện.
- Đóng vết mổ bằng khâu hai lớp: lớp dưới da dùng chỉ tự tiêu, lớp ngoài da bằng chỉ Prolene.
- Có thể cần đặt dẫn lưu tránh tụ máu sau mổ.
- Thay băng một ngày sau mổ. Cắt chỉ sau 7 – 14 ngày sau mổ.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Toàn thân
- Theo dõi các biến chứng của gây mê nếu có suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn...: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi...
- Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
2. Tại chỗ
- Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng...): kê cao chân, băng ép bổ sung. Nếu không được: tiến hành mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
- Băng ép quá chặt: nới bớt băng.
- Nhiễm khuẩn: cần nặn ép dịch mủ. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Định nghĩa về quan hệ tình dục, nhu cầu cá nhân và một số yếu tố khác như rối loạn chức năng tình dục đều có ảnh hưởng đến thời gian kéo dài của mỗi cuộc ân ái.
Nếu bạn muốn một cậu bé, nên ăn nhiều thịt đỏ hơn? Muốn một bé gái, bạn nên kết thân với socola? Hoặc “yêu” vào ngày trăng tròn?
Bạn không cô đơn nếu bạn có thai kỳ có nguy cơ cao và cảm thấy bất mãn đối với phụ nữ không bị như vậy.
Trong thời gian mang thai, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi dường như vô cùng phổ biến đối với các bà bầu. 5 biện pháp dưới đây sẽ giúp các bà bầu phần nào giảm được căng thẳng, stress!
Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!
- 1 trả lời
- 1938 lượt xem
- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 822 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1199 lượt xem
Hôm trước em siêu âm thai dưới bác sỹ Giáp Hoàng Anh đã phát hiện bất thường và chỉ định em xuống phụ sản trung ương khám Đây là kết quả ạ ! Giờ em đang lo lắng quá ! Không biết phải làm sao nữa
- 1 trả lời
- 558 lượt xem
Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 441 lượt xem
Mang thai được 18 tuần thì em bị cảm cúm, bs kê cho em thuốc cefuroxim 500mg và pulmofar (uống 3 ngày) và viên utrogestan 200mg đặt âm đạo, nhưng vì em không biết đặt nên uống luôn ạ. Vậy, khi uống những thuốc bs kê trên thì có ảnh hưởng gì không ạ? (Vì mỗi lần uống thuốc là em rất mệt, xây xẩm mặt mày và nằm li bì luôn).