1

Phân biệt loãng xương và khử khoáng xương

Khi tốc độ mất khoáng chất trong xương nhanh hơn tốc độ tái tạo thì được gọi là khử khoáng xương. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề khác, bao gồm cả bệnh loãng xương.
Phân biệt loãng xương và khử khoáng xương Phân biệt loãng xương và khử khoáng xương

Khoảng 60% khối lượng xương được tạo thành từ các khoáng chất như canxi và phốt pho.

Những khoáng chất này tạo nên độ cứng và sức mạnh của xương. Cơ thể chúng ta còn sử dụng các khoáng chất này cho các mục đích khác như hỗ trợ dây thần kinh và phục hồi mô.

Khi cần, cơ thể sẽ lấy khoáng chất từ xương và sau đó tái tạo lượng khoáng chất mới. Khi tốc độ mất khoáng chất trong xương nhanh hơn tốc độ tạo mới thì được gọi là khử khoáng xương.

Khử khoáng xương có thể khiến xương bị giảm mật độ khoáng chất, trở nên giòn và dễ gãy. Khi mật độ xương giảm đáng kể thì được coi là bệnh loãng xương.

Theo thống kế, 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới trên 50 tuổi bị chứng loãng xương.

Khử khoáng xương là gì?

Khử khoáng xương là sự mất khoáng chất từ xương. Khoảng 99% lượng canxi và 85% lưu trữ phốt pho trong cơ thể được dự trữ trong xương và cơ thể liên tục lấy các khoáng chất này từ xương để sử dụng ở những nơi khác.

Ví dụ, cơ thể sử dụng canxi để:

  • giải phóng hormone
  • di chuyển máu qua các mạch máu
  • giúp các cơ cử động
  • truyền tín hiệu qua dây thần kinh đến não

Cơ thể sẽ tạo ra lượng khoáng chất mới để bù vào lượng khoáng chất đã lấy từ xương. Thông thường, quá trình lấy và tái tạo khoáng chất diễn ra với tốc độ ngang nhau. Tuy nhiên, các yếu tố như nồng độ hormone và chế độ ăn uống có thể làm tăng tốc độ mất khoáng chất trong xương hoặc giảm tốc độ tái tạo khoáng chất mới và dẫn đến tình trạng khử khoáng xương theo thời gian.

Khi mật độ khoáng chất trong xương giảm xuống dưới mức bình thường thì được gọi là thiếu xương (osteopenia. Nếu mật độ khoáng xương giảm xuống dưới mức thiếu xương thì được gọi là loãng xương.

Nguyên nhân gây khử khoáng xương và loãng xương

Sự cân bằng khoáng chất trong xương phần lớn phụ thuộc vào nồng độ hormone và chế độ ăn uống.

Các yếu tố có thể dẫn đến khử khoáng xương gồm có:

  • Ít hoạt động thể chất
  • Nằm nhiều
  • Uống nhiều rượu trong thời gian dài
  • Hút thuốc
  • Một số loại thuốc như:
    • Glucocorticoid
    • Thuốc chống động kinh
    • Một số loại thuốc trị ung thư
    • Thuốc ức chế bơm proton
    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Chế độ ăn ít:
    • Canxi
    • Vitamin D
    • Protein
  • Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ sau mãn kinh
  • Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ do rối loạn nội tiết tố hoặc tập thể dục quá mức
  • Nồng độ testosterone thấp ở nam giới

Hiểu về điểm mật độ xương

Cách duy nhất để biết được mật độ khoáng chất trong xương là đo mật độ xương. Phương pháp đo mật độ xương được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là DEXA/DXA (dual-energy X-ray absorptiometry) hay đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép. Phương pháp không xâm lấn này sử dụng tia X để kiểm tra cấu trúc xương.

Phương pháp DEXA cho kết quả dưới dạng T–score (điểm T). T-score bằng 0 có nghĩa là mật độ xương đo được bằng với mật độ xương của một người trưởng thành trẻ, khỏe mạnh. T-score âm có nghĩa là mật độ xương đo được thấp hơn mật độ xương bình thường và T-score dương có nghĩa là mật độ xương đo được cao hơn mật độ xương bình thường.

T-score là độ lệch chuẩn, có nghĩa là được tính bằng cách so sánh mật độ xương đo được với mật độ xương trung bình.

Dưới đây là ý nghĩa các mức T-score:

T-score Ý nghĩa
Từ +1 đến -1 Mật độ xương bình thường
-1 đến – 2,5 Mật độ xương thấp (thiếu xương)
Dưới -2,5 Mật độ xương rất thấp (loãng xương)
Dưới -2,5 và bị gãy xương Loãng xương nghiêm trọng

Ai có nguy cơ bị khử khoáng xương và loãng xương?

Bệnh loãng xương rất phổ biến. Ai cũng có thể bị loãng xương nhưng các yếu tố làm tăng nguy cơ gồm có:

  • Là phụ nữ
  • Tuổi cao, nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi tác
  • Người da trắng hoặc châu Á
  • Khung xương nhỏ
  • tiền sử gia đình bị loãng xương
  • Thiếu canxi hoặc vitamin D
  • Lối sống ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên uống trên 3 đơn vị cồn (30g cồn nguyên chất) mỗi ngày
  • Mắc các bệnh lý viêm mạn tính như:
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Bệnh celiac
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Dùng một số loại thuốc như:
    • Thuốc trị ung thư
    • heparin
    • warfarin

Chẩn đoán khử khoáng xương và loãng xương

Để chẩn đoán khử khoáng xương hay loãng xương thì sẽ phải tiến hành đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA. Đo mật độ xương ở hông và cột sống là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh loãng xương.

Theo khuyến nghị, phụ nữ trên 65 tuổi và những người dưới 65 tuổi có các yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương nên đo mật độ xương để sàng lọc. (1)

Phòng ngừa loãng xương khi bị khử khoáng xương

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây có thể giúp phòng ngừa tình trạng giảm mật độ khoáng xương:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D và canxi
  • Uống bổ sung vitamin D hoặc canxi nếu bị thiếu hụt (nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào)
  • Thường xuyên tập các bài tập chịu sức nặng như:
    • Tập tạ
    • Squat
    • Đi bộ
    • Chạy bộ
  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Hạn chế sử dụng steroid (trao đổi với bác sĩ về liều dùng an toàn)

Những người bị loãng xương có thể cần phải dùng thuốc điều trị, ví dụ như bisphosphonate. Các loại thuốc này giúp làm chậm tốc độ mất khoáng chất trong xương hoặc thúc đẩy sự tạo xương mới và giảm nguy cơ gãy xương.

>>> Tìm hiểu thêm về các cách phòng ngừa loãng xương

Tóm tắt bài viết

Khử khoáng xương là tình trạng mất khoáng chất từ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ bị gãy. Nếu mật độ khoáng xương giảm xuống mức quá thấp thì được coi là loãng xương.

Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và tăng lượng canxi cũng như vitamin D trong chế độ ăn uống. Bên cạnh thay đổi lối sống, người bị loãng xương có thể cần dùng thuốc để ngăn chặn sự mất khoáng xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sự khác biệt giữa viêm khớp và loãng xương
Sự khác biệt giữa viêm khớp và loãng xương

Viêm khớp và loãng xương đều là những tình trạng mạn tính xảy ra với xương. Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hoặc nhiều khớp. Loãng xương là tình trạng khối lượng và mật độ xương giảm, khiến xương yếu đi và có thể dẫn đến gãy xương.

Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Những điều cần biết về thuốc điều trị loãng xương Evista (raloxifene)
Những điều cần biết về thuốc điều trị loãng xương Evista (raloxifene)

Evista (raloxifene) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Loại thuốc này giúp làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây