1

Nguyên nhân khiến nước tiểu có hồng cầu

Tình trạng nước tiểu có hồng cầu (một loại tế bào máu) được gọi là đái máu hay tiểu máu. Đái máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như mới quan hệ tình dục hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu. Hồng cầu trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm gan siêu vi.
Nguyên nhân khiến nước tiểu có hồng cầu Nguyên nhân khiến nước tiểu có hồng cầu

Đái máu được chia thành hai loại là đái máu đại thể và đái máu vi thể.

  • Đái máu đại thể: nhìn thấy máu trong nước tiểu
  • Đái máu vi thể: nước tiểu có máu nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện khi quan sát dưới kính hiển vi.

Nước tiểu bình thường không có hồng cầu. Sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu thường là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc kích ứng mô trong đường tiết niệu.

Hồng cầu trong nước tiểu được phát hiện bằng cách nào?

Sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu có thể được phát hiện trong quá trình xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Để làm xét nghiệm này, bạn sẽ phải lấy mẫu nước tiểu giữa dòng, có nghĩa là không thu thập phần đầu và phần cuối của dòng nước tiểu chảy ra. Trước tiên, bạn sẽ phải vệ sinh sạch vùng quanh niệu đạo, sau đó tiểu một ít vào bồn cầu rồi mới bắt đầu hứng nước tiểu vào lọ đựng. Điều này giúp đảm bảo mẫu nước tiểu không chứa vi khuẩn hay tế bào da.

Mẫu nước tiểu sau đó sẽ được đem đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Mẫu nước tiểu có thể được kiểm tra bằng que nhúng để xem có hồng cầu hay không.

Que nhúng là những que giấy đã được xử lý hóa chất và sẽ thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với hồng cầu. Mặc dù phương pháp này không giúp xác định chính xác lượng hồng cầu trong nước tiểu nhưng có thể giúp thu hẹp chẩn đoán hoặc loại trừ một số vấn đề nhất định.

Lượng hồng cầu bình thường trong nước tiểu

Nước tiểu bình thường không có hồng cầu.

Tuy nhiên, nếu lấy nước tiểu khi đang có kinh nguyệt thì mẫu nước tiểu có thể sẽ chứa hồng cầu. Trong trường hợp này, sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu là điều không đáng ngại nhưng bạn cần cho bác sĩ biết trước khi làm xét nghiệm.

Nguyên nhân nước tiểu có hồng cầu

Sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu có thể chỉ là tạm thời do những nguyên nhân như:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, thận hoặc tuyến tiền liệt có thể gây viêm và kích ứng, dẫn đến hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu.
  • Hoạt động tình dục: Thủ dâm hoặc quan hệ tình dục có thể gây kích thích mô xung quanh đường tiết niệu và dẫn đến có hồng cầu trong nước tiểu.
  • Tập thể dục cường độ cao: Tập thể dục quá sức cũng có thể gây viêm mô của đường tiết niệu.
  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang: Các khoáng chất trong nước tiểu có thể tích tụ thành tinh thể và tạo thành sỏi bám vào thành thận hoặc bàng quang. Sỏi thường không gây đau đớn trừ khi bị vỡ ra và đi qua đường tiết niệu. Quá trình này có thể gây đau đớn dữ dội. Trong quá trình di chuyển, sỏi có thể làm tổn thương lớp niêm mạc trong đường tiết niệu và dẫn đến có máu trong nước tiểu.

Hồng cầu trong nước tiểu cũng có thể là do các tình trạng mãn tính (kéo dài) như:

  • Bệnh máu khó đông: Đây là một rối loạn đông máu, xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt yếu tố đông máu hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu.
  • Bệnh thận đa nang: Tình trạng hình thành nhiều u nang trên thận.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm: Một dạng thiếu máu có đặc trưng là hồng cầu có hình dạng bất thường, khiến cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy.
  • Viêm gan siêu vi: Gan bị viêm do nhiễm virus và gây tiểu ra máu.
  • Ung thư bàng quang hoặc thận: Cả hai bệnh ung thư này đều có thể gây triệu chứng đái máu.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng tiểu ra máu, ví dụ như thuốc chống đông máu, aspirin và thuốc kháng sinh.

Trước khi lấy mẫu nước tiểu, bạn cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc không kê đơn.

Bước tiếp theo sau khi phát hiện hồng cầu trong nước tiểu

Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện có hồng cầu, bác sĩ sẽ xem xét các chỉ số khác trong kết quả xét nghiệm. Ví dụ, nếu nước tiểu còn chứa một số vi khuẩn hoặc bạch cầu thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, chẳng hạn như công thức máu toàn bộ hoặc bảng trao đổi chất cơ bản để đánh giá chức năng của thận.

Tùy thuộc vào các triệu chứng khác và bệnh sử mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán xâm lấn hơn, ví dụ như nội soi bàng quang. Trong quá trình này, ống nội soi có gắn camera được đưa ra niệu đạo vào bàng quang để kiểm tra bên trong bàng quang.

Có thể cần phải tiến hành sinh thiết bàng quang hoặc thận để xem có dấu hiệu ung thư hay không. Sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn, trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu mô nhỏ từ các cơ quan này và sau đó mẫu mô sẽ được phân tích dưới kính hiển vi.

Tóm tắt bài viết

Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân, từ tập thể dục cường độ cao cho đến rối loạn đông máu. Tốt hơn hết nên đi khám khi nhận thấy nước tiểu có máu và hãy cho bác sĩ biết nếu như còn có bất kỳ triệu chứng nào khác cũng như tất cả các loại thuốc đang dùng.

Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện có hồng cầu thì sẽ cần tiến hành thêm một số bước kiểm tra khác để xác định nguyên nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi lạ
Các nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi lạ

Mùi nước tiểu có thể thay đổi sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc dùng một số loại thuốc. Tuy nhiên, nước tiểu có mùi lạ đôi khi lại là dấu hiệu chỉ ra một số vấn đề về sức khỏe.

Các nguyên nhân khiến nước tiểu có màu bất thường
Các nguyên nhân khiến nước tiểu có màu bất thường

Nước tiểu bình thường có màu từ vàng nhạt đến vàng đậm. Nếu nước tiểu có màu hồng, đỏ, cam, xanh lam, xanh lục hoặc nâu thì được coi là bất thường. Màu nước tiểu bất thường có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như một số loại thuốc, thực phẩm, vấn đề sức khỏe hoặc do bị mất nước. Nếu nhận thấy nước tiểu có màu bất thường và không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám. Màu nước tiểu bất thường có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị.

Các nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt
Các nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt

Nước tiểu có bọt đôi khi chỉ đơn giản là do dòng nước tiểu chảy nhanh, va đập vào bồn cầu và tạo thành bọt khí. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do hóa chất vệ sinh hoặc vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như những vấn đề ảnh hưởng đến bàng quang hoặc thận.

Nguyên nhân nào khiến nước tiểu có mùi lưu huỳnh?
Nguyên nhân nào khiến nước tiểu có mùi lưu huỳnh?

Nước tiểu có thể có mùi lưu huỳnh rõ rệt sau khi ăn một số loại thực phẩm như măng tây hoặc khi cơ thể bị mất nước. Đôi khi, nước tiểu có mùi bất thường là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, trong đó có bệnh gan.

Các nguyên nhân khiến nước tiểu sậm màu
Các nguyên nhân khiến nước tiểu sậm màu

Nước tiểu sậm màu có thể do mất nước hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Đôi khi, nguyên nhân là do loại thuốc mà bạn đang dùng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây