1

Nên đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày?

Nên đi tiểu bao nhiêu lần một ngày? Tại sao nước tiểu có màu vàng? Tại sao người lớn tuổi thường đi tiểu nhiều? Nước tiểu có thực sự vô trùng không? Và các thắc mắc khác về việc đi tiểu.
Nên đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày? Nên đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày?

Đi tiểu là cách mà cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất thải và độc tố. Tần suất đi tiểu, màu sắc, mùi và lượng nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe.

Nước tiểu sau khi được tạo ra ở thận sẽ chảy qua niệu quản vào bàng quang. Bàng quang có thể chứa từ 50 đến 500ml nước tiểu. Khi bàng quang đầy khoảng một nửa, các thụ thể sẽ gửi tín hiệu đến não bộ cho biết đã đến lúc cần đi tiểu.

Não phát tín hiệu cho các cơ vòng giãn ra, sau đó tiếp tục ra tín hiệu cho cơ ở thành bàng quang co bóp, đẩy nước tiểu qua niệu đạo và ra ngoài cơ thể.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến về việc đi tiểu.

1. Nên đi tiểu bao nhiêu lần một ngày?

Bạn nên đi tiểu từ 6 đến 8 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đi tiểu nhiều lần hơn có thể là do các nguyên nhân như:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn đồ ăn chứa nhiều nước
  • Uống đồ chứa caffeine (caffeine có đặc tính lợi tiểu)
  • Bàng quang tăng hoạt, điều này có thể là do thừa cân, dùng thuốc, tổn thương thần kinh hoặc các nguyên nhân khác
  • Nhiễm trùng bàng quang.
  • Có vấn đề với tuyến tiền liệt, chẳng hạn như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt)
  • Cơ sàn chậu yếu (thường là do sinh nở)

Nếu không uống nhiều nước mà vẫn đi tiểu trên 8 lần/ngày thì nên đi khám. Đó có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

2. Tại sao nước tiểu có màu vàng?

Thận phá vỡ hemoglobin (huyết sắc tố) cũ - một loại protein có trong hồng cầu và đào thải chất thải vào nước tiểu. Một trong những chất thải của quá trình này là urochrome - một chất có màu vàng. Urochrome có thể có màu hổ phách nhưng khi uống đủ nước, urochrome sẽ nhạt màu hơn. Đó là lý do tại sao nước tiểu có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu không màu thì có nghĩa là bạn đang uống quá nhiều nước. Còn nước tiểu đậm màu thì đó là dấu hiệu cơ thể đang bị mất nước và bạn không uống đủ nước.

3. Tại sao người lớn tuổi thường đi tiểu nhiều?

Trong khi ngủ, vùng dưới đồi của não bộ tạo ra một loại hormone có tên là hormone chống bài niệu (antidiuretic hormone – ADH). Loại hormone này làm cho thận giữ lại nước để chúng ta không cảm thấy buồn tiểu. Khi có tuổi, sự sản xuất ADH sẽ giảm. Điều này khiến cho bàng quang nhanh đầy hơn. Ngoài ra, khi về già bàng quang cũng không còn chứa được nhiều nước tiểu như khi còn trẻ. Đó là lý do tại sao người già thường đi tiểu nhiều lần.

4. Nước tiểu có thực sự vô trùng không?

Trên thực tế, nước tiểu không vô trùng, ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Cho dù ở người khỏe mạnh thì nước tiểu vẫn có chứa vi khuẩn.

Một mẹo trị sứa đốt mà nhiều người mách nhau là bôi nước tiểu lên vết đốt. Tuy nhiên, không nên làm như vậy. Bôi nước tiểu lên vết đốt của sứa có thể làm cho vết đốt càng tổn thương nặng thêm vì nước tiểu có chứa muối. Việc bôi nước tiểu cũng giống như đang xát muối lên vết thương vậy. Thay vào đó, chỉ nên làm sạch vết đốt bằng nước sạch.

5. Tại sao lại cảm thấy buồn tiểu khi quan hệ tình dục?

Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ nhưng không xảy ra với nam giới bởi khi nam giới chuẩn bị xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang sẽ đóng lại để ngăn tinh dịch chảy vào bàng quang.

Ở phụ nữ, bàng quang nằm gần âm đạo. Kích thích tình dục không chỉ kích thích các cơ quan sinh dục mà còn có thể kích thích và gây áp lực lên bàng quang. Điều này khiến cho phụ nữ cảm thấy buồn tiểu khi quan hệ tình dục. Những phụ nữ bị chứng tiểu không tự chủ thậm chí còn có thể rò rỉ nước tiểu.

Ngoài ra, một số phụ nữ có cảm giác buồn tiểu khi sắp đạt cực khoái và bị nhầm lẫn xuất tinh nữ giới với nước tiểu.

6. Nhịn tiểu có gây hại không?

Thông thường, khi chúng ta cảm thấy buồn tiểu, bàng quang mới chỉ đầy khoảng một nửa và đa số mọi người đều có thể nhịn tiểu cho đến khi vào nhà vệ sinh hay thậm chí có thể nhịn tiểu thêm vài giờ nữa. Theo Đại học Columbia, khả năng bị vỡ bàng quang hay nhiễm trùng bàng quang do nhịn tiểu là rất thấp. Tuy nhiên, khi nhịn tiểu quá lâu, não bộ sẽ không còn chỉ đạo được bàng quang nữa và cuối cùng bàng quang sẽ tự giải phóng nước tiểu. Ngoài ra, việc thường xuyên nhịn tiểu sẽ gây hại, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ hay bí tiểu.

7. Tại sao mang thai và sinh nở gây tiểu không tự chủ?

Mang thai và sinh nở có thể làm suy yếu các cơ và mô liên kết có chức năng hỗ trợ các cơ quan vùng chậu. Trong quá trình sinh nở, các mô này bị kéo giãn để em bé có thể ra ngoài. Và không phải lúc nào các cơ và mô cũng có thể trở lại trạng thái trước khi mang thai.

Trong thời gian mang thai, tử cung ngày càng to lên và chèn ép lên bàng quang. Thai nhi càng lớn thì người mẹ càng có nguy cơ cao bị tiểu không tự chủ khi mang thai và sau khi sinh.

Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để giảm nguy cơ tiểu không tự chủ sau khi sinh, chẳng hạn như bài tập Kegel. Bài tập này giúp tăng cường cơ sàn chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

8. Thực phẩm có ảnh hưởng đến nước tiểu không?

Nếu đột nhiên bạn nhận thấy nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ thì đừng vội hoảng sợ. Không phải lúc nào nước tiểu đổi màu cũng là do có lẫn máu mà có thể chỉ đơn giản là do thực phẩm. Sắc tố tự nhiên trong một số loại thực phẩm có thể làm cho nước tiểu có màu bất thường, chẳng hạn như thanh long ruột đỏ, cà rốt, củ dền hay quả mâm xôi. Hãy nghĩ lại xem mình đã ăn những gì có thể khiến nước tiểu đổi màu và thử ngừng ăn loại thực phẩm đó xem màu nước tiểu có trở về bình thường hay không. Nếu nước tiểu vẫn có màu bất thường thì nên đi khám. Nước tiểu màu nâu, hồng, đỏ hoặc xanh có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

Không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc, thực phẩm còn có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Một ví dụ là măng tây. Một số hợp chất trong măng tây bị phân hủy thành axit dễ bay hơi trong cơ thể, một trong số đó là axit asparagusic. Axit asparagusic đi vào nước tiểu và gây ra mùi bất thường. Các loại thực phẩm khác cũng có thể làm thay đổi mùi nước tiểu gồm có:

  • Cà ri và các loại gia vị mùi nồng khác
  • Cá hồi
  • Cà phê
  • Tỏi
  • Hành

Khi nào cần đi khám?

Nước tiểu phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe. Hãy đi khám khi nhận thấy bất cứ thay đổi bất thường nào khi đi tiểu, chẳng hạn như đi tiểu quá nhiều, quá ít, nước tiểu có màu hay mùi bất thường, tiểu khó, đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bao nhiêu
Tin liên quan
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần

Đi tiểu nhiều lần có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, gồm có hội chứng bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Số lần đi tiểu trong ngày nói lên điều gì về tình trạng sức khỏe?
Số lần đi tiểu trong ngày nói lên điều gì về tình trạng sức khỏe?

Bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, tần suất đi tiểu đều có thể phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể. Vậy đi tiêu bao nhiêu lần mỗi ngày là bình thường? Thế nào được coi là đi tiểu nhiều lần và cần phải đi khám bác sĩ?

Nồng độ canxi trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ canxi trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu đo lượng canxi mà cơ thể đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm này còn được gọi là định lượng canxi trong nước tiểu hay xét nghiệm Ca+2 niệu.

Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?
Nồng độ axit uric trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm axit uric được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây ra mức axit uric bất thường. Việc đo lượng axit uric sẽ giúp đánh giá khả năng sản xuất và đào thải axit uric của cơ thể. Tùy vào nhận định bước đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm axit uric trong máu hoặc xét nghiệm axit uric trong nước tiểu.

Tại sao sau khi uống rượu bia lại đi tiểu nhiều?
Tại sao sau khi uống rượu bia lại đi tiểu nhiều?

Rượu bia có chứa cồn - một chất lợi tiểu. Do đó, uống rượu bia có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn so với khi uống một lượng nước tương đương. Cùng tìm hiểu cụ thể lý do tại sao uống rượu bia khiến chúng ta buồn tiểu nhiều và có những cách nào để hạn chế phải vào nhà vệ sinh liên tục sau khi uống rượu bia.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây