Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và mụn thịt
Bệnh tiểu đường và mụn thịt
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu do cơ thể không thể xử lý đường một cách hiệu quả.
Ở những người khỏe mạnh không bị tiểu đường, tuyến tụy sản xuất ra một loại hormone có tên là insulin giúp vận chuyển đường từ trong máu vào các tế bào để tạo năng lượng. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào trong cơ thể không đáp ứng tốt với insulin, cả hai điều này đều dẫn đến hậu quả là lượng đường trong máu tăng cao.
Mụn thịt là những nốt nhỏ nổi gồ hẳn trên bề mặt da, có màu da hoặc màu nâu. Mụn thịt đa phần là vô hại nhưng có thể gây mất thẩm mỹ hoặc khó chịu. Do đó, nhiều người chọn loại bỏ mụn thịt.
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị mụn thịt nhưng sự hình thành mụn thịt cũng có thể là do một số nguyên nhân khác có liên quan đến sức khỏe hoặc lối sống. Vì vậy, không phải lúc nào mụn thịt cũng là dấu hiệu chỉ ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy mụn thịt thì nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu
Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy những người có nhiều mụn thịt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Các nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo rằng bác sĩ nên yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường nếu nhận thấy bệnh nhân có nhiều mụn thịt. (1)
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cũng đã đưa ra kết luận tương tự.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mụn thịt trên da là một dấu hiệu cho thấy cholesterol cao ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. (2)
Nguyên nhân gây mụn thịt ở người bị tiểu đường
Chưa rõ nguyên nhân nào gây hình thành mụn thịt ở những người bị tiểu đường. Có khả năng điều này có liên quan đến tình trạng kháng insulin nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận. Những người thừa cân cũng dễ bị mụn thịt và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ lớn của bệnh tiểu đường. Đây có thể là một nguyên nhân khác khiến những người bị tiểu đường có mụn thịt.
Điều trị mụn thịt
Mụn thịt hoàn toàn vô hại nên không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mụn thịt gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì có nhiều cách để loại bỏ.
Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cách xử lý mụn thịt hiệu quả và an toàn. Các phương pháp chính thường được sử dụng gồm có:
- Thủ thuật cắt bỏ bằng kéo hoặc lưỡi dao mổ
- Áp lạnh (dùng nitơ lỏng để phá hủy mụn thịt)
- Thắt chỉ (buộc một sợi chỉ mảnh quanh cuống của mụn thịt để chặn nguồn cung cấp máu và khiến cho mụn thịt tự teo đi)
- Đốt điện (sử dụng năng lượng điện tần số cao để phá hủy mụn thịt)
Ngoài ra còn có các biện pháp xử lý mụn thịt tự nhiên như dùng giấm táo, dầu tràm trà và nước chanh nhưng hiệu quả của những biện pháp này chưa được nghiên cứu chứng minh.
Tất cả các phương pháp này đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng sẽ nguy hiểm hơn bình thường nên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định xử lý mụn thịt. Tuyệt đối không được tự loại bỏ mụn thịt tại nhà vì làm vậy có thể gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị bệnh tiểu đường, các vết thương trên da sẽ khó lành hơn bình thường.
Nếu đúng là mụn thịt có liên quan đến bệnh tiểu đường thì khi mức insulin ổn định, mụn thịt thường sẽ tự biến mất và không còn xuất hiện thường xuyên nữa. Đây là cách an toàn hơn nhiều để điều trị mụn thịt.
Mặc dù mụn thịt sau khi bị loại bỏ sẽ không tái phát nhưng các mụn thịt mới có thể sẽ xuất hiện ở vị trí gần đó nếu như chưa giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Tóm tắt bài viết
Nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mụn thịt cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ có mụn thịt là sẽ bị tiểu đường. Mụn thịt có thể hình thành do một số vấn đề sức khỏe khác.
Nếu phát hiện mụn thịt và nghi ngờ bản thân bị tiểu đường thì tốt nhất nên đi khám, đặc biệt là khi còn có các yếu tố nguy cơ như thừa cân hoặc có tiền sử gia đình bị tiểu đường. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết chính xác có mắc bệnh tiểu đường hay không. Cân nhắc kỹ nguy cơ nhiễm trùng trước khi quyết định xử lý mụn thịt và nên điều trị tại bệnh viện hoặc phòng khám da liễu uy tín để đảm bảo an toàn.
Có mối liên hệ trực tiếp giữa tuyến tụy và bệnh tiểu đường. Tuyến tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sâu trong ổ bụng ở sau dạ dày.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với dân số nói chung. Và ở những người bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là bước đầu tiên để phòng ngừa.
Magiê (magnesium) là một chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ và cơ thể. Khoáng chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, thiếu hụt magiê là một vấn đề rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Sự trao đổi chất hay chuyển hóa là tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Những phản ứng hóa học này cần năng lượng. Lượng năng lượng cần cho các phản ứng hóa học ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và thành phần cơ thể.
Bản thân bệnh tiểu đường cũng như một số loại thuốc điều trị và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để điều trị thiếu máu khi mắc bệnh tiểu đường?