1

Mỡ nội tạng: Hiểm họa đến từ bên trong cơ thể

Giống như mỡ dưới da, mỡ nội tạng cũng hoàn toàn có thể giảm được bằng cách tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
Mỡ nội tạng: Hiểm họa đến từ bên trong cơ thể Mỡ nội tạng: Hiểm họa đến từ bên trong cơ thể

Mỡ nội tạng là gì?

Cơ thể ai cũng đều có một lượng mỡ nhất định nhưng không phải mỡ ở khu vực nào cũng giống như nhau. Mỡ nội tạng là lượng mỡ tích trữ trong ổ bụng, xung quanh một số cơ quan quan trọng, chẳng hạn như gan, dạ dày và ruột. Mỡ cũng có thể tích tụ ở bên trong động mạch. Mỡ nội tạng là loại mỡ rất có hại vì làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu có một ít mỡ ở vùng bụng thì đó chưa hẳn đã là mỡ nội tạng. Mỡ ở khu vực này có thể chỉ là mỡ dưới da - lượng mỡ nằm ở ngay bên dưới lớp da. Mỡ dưới da cũng có ở cả những bộ phận khác của cơ thể như chân, tay và thường dễ thấy trong khi mỡ nội tạng nằm ở sâu bên trong ổ bụng.

Kiểm tra mỡ nội tạng bằng cách nào?

Cách duy nhất để xác định mỡ nội tạng là chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, đây là những quy trình tốn kém và mất thời gian.

Thay vào đó, các bác sĩ thường sử dụng một số công thức tính để đánh giá lượng mỡ nội tạng và những nguy cơ về sức khỏe. Chẳng hạn, mỡ nội tạng chiếm 10% tổng lượng mỡ trong cơ thể. Có thể tính tổng lượng mỡ trong cơ thể rồi sau đó lấy 10% là sẽ ra lượng mỡ nội tạng.

Một cách đơn giản khác để ước tính mỡ nội tạng là đo chu vi vòng eo. Cụ thể, những phụ nữ có vòng eo từ 90cm trở lên sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mỡ nội tạng. Nam giới sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề này khi chu vi vòng eo từ 100cm trở lên.

Mỡ nội tạng thường được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 59 khi được kiểm tra bằng máy phân tích tỷ lệ mỡ cơ thể hoặc chụp MRI. Nếu dưới 13 thì được coi là mức khỏe mạnh còn nếu trong khoảng 13 – 59 thì phải bắt đầu thực hiện các biện pháp giảm mỡ.

Tác hại của mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Loại mỡ này làm tăng tình trạng kháng insulin, ngay cả ở những người chưa từng mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân có thể là do mỡ nội tạng giải phóng ra một loại protein liên kết với retinol làm tăng sự kháng insulin của các tế bào trong cơ thẻ. Mỡ nội tạng còn khiến cho huyết áp tăng cao nhanh chóng.

Quá nhiều mỡ nội tạng sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng về lâu dài, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, ví dụ như:

  • Nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Đột quỵ
  • Ung thư vú
  • Ung thư đại trực tràng
  • Bệnh Alzheimer

Làm thế nào để loại bỏ mỡ nội tạng?

Giống như mỡ dưới da, mỡ nội tạng cũng hoàn toàn có thể giảm được bằng cách tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy kết hợp cả các bài tập cardio toàn thân với tập thể hình. Cardio là tất cả những bài tập làm tăng nhịp tim, ví dụ như chạy bộ, đạp xe hay nhảy dây và giúp đốt cháy một lượng lớn calo trong quá trình tập. Tập thể hình là những bài tập nhắm vào một hoặc một vài nhóm cơ trong cơ thể. Mặc dù lượng calo đốt cháy trong khi tập không cao bằng cardio nhưng tập thể hình làm tăng khối lượng cơ và điều này thúc đẩy sự trao đổi chất, giúp cơ thể đốt nhiều calo hơn trong thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn một số hình thức tập thể hình như tập tạ và body weight. Tốt nhất nên tập cardio 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 30 phút và tập thể hình ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Giảm căng thẳng cũng là một cách để giảm mỡ. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol – loại hormone làm tăng sự tích trữ mỡ nội tạng. Do đó, giảm căng thẳng sẽ giúp dễ dàng loại bỏ mỡ nội tạng hơn. Hãy thử những biện pháp thư giãn như ngồi thiền, hít thở sâu và tập yoga.

Một điều rất quan trọng là phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Hãy loại bỏ tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều đường, nhiều chất béo ra khỏi chế độ ăn uống và ăn nhiều rau củ quả, các loại thực phẩm giàu protein nạc như thịt, cá, trứng và carb phức tạp như khoai lang, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Bên cạnh đó, nên lựa chọn các phương pháp nấu ăn ít béo, chẳng hạn như luộc, hấp hoặc nướng, nướng thay vì chiên, xào. Khi cần sử dụng dầu, hãy chọn những loại tốt cho sức khỏe như dầu ô-liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương,...

Khi nào cần đi khám?

Những nam giới có vòng eo trên 100cm và phụ nữ có vòng eo trên 90cm nên đi khám bác sĩ để đánh giá các nguy cơ về sức khỏe và được hướng dẫn các phương pháp giảm mỡ.

Bác sĩ sẽ đánh giá các nguy cơ liên quan đến tỷ lệ mỡ nội tạng cao bằng các phương pháp như xét nghiệm máu hoặc điện tâm đồ.

Tóm tắt bài viết

Mỡ nội tạng nằm sâu bên trong khoang bụng nên không dễ nhận thấy như mỡ dưới da. Vì thế nên nhiều người có mỡ nội tạng mà không hề hay biết. Điều này khiến cho mỡ nội tạng lại càng nguy hiểm hơn nữa. Tuy nhiên, mỡ nội tạng hoàn toàn có thể giảm được. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực vận động và ít căng thẳng sẽ giúp loại bỏ và ngăn ngừa mỡ nội tạng tích tụ trong khoang bụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mỡ nội tạng
Tin liên quan
Calo nạp vào và calo đốt cháy có thực sự quan trọng không?
Calo nạp vào và calo đốt cháy có thực sự quan trọng không?

"Calo nạp vào” và “calo đốt cháy” là hai khái niệm quan trọng trong giảm cân.

Ăn chuối giảm cân hay tăng cân?
Ăn chuối giảm cân hay tăng cân?

Ăn nhiều trái cây và rau xanh là lời khuyên phổ biến để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, khi muốn giảm cân thì một số người lại lo ngại rằng các loại trái cây nhiều đường như chuối sẽ gây tăng cân.

Tại sao đường lại gây tăng cân?
Tại sao đường lại gây tăng cân?

Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung sẽ khiến cho bạn tăng cân vì chứa lượng calo cao.

Làm sao để giảm 5kg chỉ trong 1 tuần?
Làm sao để giảm 5kg chỉ trong 1 tuần?

Giảm 4.5 - 5kg trong vòng một tuần là điều hoàn toàn có thể nhưng không được khuyến khích.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây