1

Mẹo giúp bạn nhịn tiểu lâu hơn

Đi tiểu nhiều lần sẽ gây phiền toái và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Có nhiều cách để tăng khả năng kiểm soát bàng quang và nhịn tiểu được lâu hơn.
Mẹo giúp bạn nhịn tiểu lâu hơn Mẹo giúp bạn nhịn tiểu lâu hơn

Bàng quang của người trưởng thành trung bình có thể chứa từ 400 đến 700ml nước tiểu. Khi lượng nước tiểu ở mức này, cảm giác buồn tiểu sẽ xuất hiện. Mặc dù bàng quang có thể căng lên và chứa nhiều hơn mức này một chút nhưng bạn sẽ cảm thấy không thoải mái nếu tiếp tục nhịn tiểu.

Tuy nhiên, rất nhiều người có cảm giác như bàng quang của mình chỉ chứa được một lượng nước tiểu rất nhỏ, chỉ cần uống một cốc nước thôi là sau đó đã buồn tiểu không thể nhịn nổi. Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng này thì có nhiều cách “rèn luyện” bàng quang để bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn và nhịn tiểu trong thời gian dài hơn.

Trước khi thực hiện các cách dưới đây, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng không mắc bệnh lý nền - chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Những bệnh lý này có thể sẽ ảnh hưởng đến bàng quang.

Nhịn tiểu có hại không?

Mặc dù có thể nhịn tiểu khi chưa thể vào nhà vệ sinh hoặc để tăng dần khả năng giữ nước tiểu của bàng quang nhưng không nên nhịn tiểu quá lâu. Bạn nên đi tiểu 3 đến 4 giờ một lần, trừ khi đang ngủ. Nếu như phải vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn thì bạn có thể thử các cách dưới đây để nhịn tiểu được lâu hơn.

Nhịn tiểu quá lâu sẽ gây hại. Điều này khiến cho vi khuẩn tích tụ trong bàng quang và có thể góp phần gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, không nên đi tiểu quá nhiều lần trong ngày nhưng cũng không nên nhịn tiểu quá lâu.

Các cách để nhịn tiểu lâu hơn

Khi cảm thấy buồn tiểu, bạn có thể thử các cách sau đây để đánh lạc hướng bản thân hoặc ít nhất là giảm bớt cảm giác cần đi tiểu:

  • Đánh lạc hướng bản thân: Hãy làm một việc khác, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc một cái gì đó, chơi game hoặc thậm chí nói chuyện với người khác. Những điều này sẽ giúp bạn tạm thời ngừng nghĩ đến cảm giác buồn tiểu.
  • Thay đổi tư thế: Hơi ngả người về phía trước sẽ giúp làm giảm áp lực lên bụng và bàng quang, điều này có thể làm giảm cảm giác buồn tiểu. Nếu vẫn cảm thấy buồn tiểu thì hãy thử một tư thế khác. Tránh những tư thế gây áp lực lên vùng bụng dưới vì điều này sẽ làm gia tăng cảm giác buồn tiểu.
  • Bỏ mọi loại chất lỏng ra khỏi tầm nhìn: Nhìn thấy các loại chất lỏng có thể sẽ khiến bạn không thể quên đi cảm giác muốn đi tiểu.

Rèn luyện bàng quang

Rèn luyện bàng quang sẽ giúp cơ quan này chứa được nhiều nước tiểu hơn và nhịn tiểu được lâu hơn. Đôi khi sẽ cần kết hợp cả cơ thể lẫn tâm trí để đạt được điều này.

Cách rèn luyện bàng quang như sau:

  • Theo dõi và ghi lại thói quen đi vệ sinh trong 3 đến 7 ngày liên tiếp. Hãy ghi lại thời gian đi vệ sinh, lượng nước tiểu và lượng nước mà bạn uống trong ngày. Bạn có thể sử dụng dụng cụ đo lượng nước tiểu gắn vào bồn cầu.
  • Xem lại nhật ký và xác định lượng nước tiểu thay đổi như thế nào theo lượng nước uống. Đếm số lần đi vệ sinh trong ngày và thời gian giữa các lần đi vệ sinh. Nếu lượng nước tiểu mỗi lần dưới 400 – 700ml hoặc thời gian giữa các lần đi tiểu không đến 2 giờ thì nên rèn luyện bàng quang.
  • Hãy đi tiểu một lần sau khi ngủ dậy. Tiểu từ từ, không vội vàng để làm trống bàng quang hoàn toàn. Sau đó, cố gắng đi tiểu 2 đến 3 giờ một lần. Điều này sẽ giúp hình thành thói quen cho bàng quang để không phải đi tiểu quá thường xuyên.
  • Hãy đi tiểu, hãy thong thả và giữ tư thế thoải mái. Nhiều người có thói quen không đặt hẳn mông xuống bồn cầu do sợ bẩn nhưng điều này có thể tạo áp lực lên bàng quang và khiến cho bàng quang không thể làm trống hoàn toàn. Sau đó, bạn sẽ phải đi tiểu sớm hơn do nước tiểu còn sót lại trong bàng quang. Do đó, hãy ngồi hẳn xuống, thả lỏng và tiểu từ từ để làm trống bàng quang một cách hoàn toàn.
  • Tránh đi qua hoặc đi vào nhà vệ sinh. Điều này có thể khiến não bộ thúc giục bạn cần phải đi tiểu.
  • Tập các bài tập củng cố cơ sàn chậu như bài tập Kegel nhiều lần trong suốt cả ngày. Trước tiên cần xác định cơ sàn chậu bằng cách tượng tượng như bạn đang nhịn tiểu. Các cơ mà bạn đang siết lại để giữ nước tiểu chính là cơ sàn chậu. Siết các cơ này trong 5 đến 10 giây, sau đó thả lỏng 10 giây. Lặp lại như vậy 5 lần, sau đó tăng dần thời gian siết cơ và số lần lặp lại. Tập bài tập Kegel đều đặn sẽ giúp tăng cường sàn chậu và nhờ đó giúp bạn nhịn tiểu được lâu hơn. Không nên tập Kegel khi đang buồn tiểu hay trong khi đi tiểu.
  • Nếu chưa được 2 – 3 tiếng đã lại cảm thấy buồn tiểu thì hãy cố gắng nhịn thêm vài phút. Hít thở sâu và tập trung vào một việc khác. Ban đầu, hãy cố gắng nhịn tiểu 5 phút và sau đó tăng dần lên 10 hoặc 20 phút.
  • Tiếp tục ghi lại thói quen đi tiểu để theo dõi và xác định khoảng thời gian thường bị đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Không nên giảm lượng nước uống để giảm tần suất đi tiểu trong ngày. Uống đủ nước là điều rất cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường và không bị mất nước. Có một số cách để giữ cho cơ thể đủ nước mà không bị đi tiểu nhiều lần, chẳng hạn ngừng uống nước khoảng 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ.

Bạn cũng có thể căn thời gian uống nước để đi tiểu vào khoảng thời gian thích hợp, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Ví dụ, bạn có thể uống 1 hoặc 2 ly nước trước bữa ăn khoảng 30 phút. Như vậy, bạn sẽ đi tiểu sau khi ăn xong và không bị buồn tiểu trong khi đang làm việc, học tập hoặc thực hiện các hoạt động khác.

Nếu đã thử rèn luyện bàng quang một thời gian dài mà tình hình không mấy cải thiện thì nên đi khám. Đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.

Tóm tắt bài viết

Đi tiểu nhiều lần sẽ gây phiền toái và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Có nhiều cách để tăng khả năng kiểm soát bàng quang và nhịn tiểu được lâu hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ biện pháp nào. Những biện pháp kể trên có thể sẽ không phù hợp với những người có bàng quang yếu hay nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu?
Có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu?

Các bác sĩ khuyên nên đi tiểu thường xuyên, khoảng ba giờ một lần nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Có những lúc chúng ta bắt buộc phải nhịn tiểu, chẳng hạn như khi ở nơi không có nhà vệ sinh hay khi đang lái xe. Mặc dù nhịn tiểu khoảng 1 – 2 giờ sẽ không vấn đề gì nhưng việc nhịn tiểu quá lâu hoặc thói quen không đi tiểu thường xuyên sẽ có hại cho cơ thể.

Nhịn tiểu có gây hại không?
Nhịn tiểu có gây hại không?

Hầu hết mọi người đều đã từng nhịn tiểu ít nhất một lần mặc dù biết rằng nhịn tiểu không tốt. Vậy có đúng là nhịn tiểu có gây hại hay không và gây hại như thế nào?

Nguyên nhân nào gây tiểu buốt, tiểu rát?
Nguyên nhân nào gây tiểu buốt, tiểu rát?

Tiểu buốt hay tiểu rát là từ dùng chung cho hiện tượng đau đớn, nóng rát hoặc buốt mỗi khi đi tiểu.

Són tiểu do tăng áp lực là gì?
Són tiểu do tăng áp lực là gì?

Tiểu không tự chủ do áp lực xảy ra khi các cơ hỗ trợ bàng quang (cơ sàn chậu) và các cơ điều tiết giải phóng nước tiểu (cơ vòng niệu đạo) bị suy yếu

Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?
Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?

Tiểu són do tiểu không hết bãi là xảy ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Gần một nửa số người bị vấn đề này là người trên 65 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây