1

Máng bảo vệ miệng

Máng bảo vệ miệng là một dụng được đeo bên ngoài hàm răng để bảo vệ răng khỏi những chấn thương do thói quen nghiến răng và chơi thể thao.
Máng bảo vệ miệng Máng bảo vệ miệng

Có ba loại máng bảo vệ miệng:

  • Máng bảo vệ làm sẵn: đây là loại máng bảo vệ giá rẻ và có thể mua được ở rất nhiều của hàng bán đồ thể thao. Tuy nhiên, loại máng này hầu như không thể điều chỉnh được, khiến miệng bị cộm, gây khó khăn cho việc hít thở và nói chuyện, hơn nữa khả năng bảo vệ lại rất kém hoặc thậm chí là không bảo vệ được cho răng.
  • Máng bảo vệ nhiệt tự khít. Loại máng này cũng được bán trong các của hàng đồ thể thao và vừa miệng hơn so với loại máng làm sẵn. Loại máng này có chất liệu nhựa nhiệt dẻo, được nhúng vào nước nóng để làm mềm, sau đó đặc vào miệng và điều chỉnh cho vừa vặn bằng ngón tay hoặc lưỡi.
  • Máng bảo vệ được làm riêng. Đây là loại máng được thiết kế riêng cho từng khách hàng và được làm ngay tại phòng khám nha khoa hoặc xưởng sản xuất chuyên nghiệp dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy khuôn răng và sau đó, máng bảo vệ sẽ được đúc theo khuôn sử dụng một loại chất liệu đặc biệt. Do sử dụng chất liệu đặc biệt và cần thêm thời gian, công sức sản xuất nên loại máng này có giá cao hơn so với hai loại máng kể trên nhưng bù lại, loại máng này lại đem lại sự bảo vệ và thoải mái ở mức cao nhất.

Nhìn chung, miếng bảo vệ miệng thường chỉ bảo vệ cho hàm trên nhưng trong một số trường hợp (ví dụ như khi đeo niềng hoặc các dụng cụ chỉnh nha khác cho hàm dưới), bác sĩ sẽ làm máng bảo vệ cho cả hàm dưới. Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn chọn được loại máng phù hợp nhất. Máng bảo vệ tốt phải là loại tạo được sự thoải mái, chịu được lực, bền, dễ vệ sinh và quan trọng nhất là không được hạn chế việc hít thở và nói chuyện.

Nếu bạn thường xuyên nghiến răng vào ban đêm, thì bạn sẽ cần đến một loại máng đặc biệt gọi là máng bảo vệ ban đêm để ngăn ngừa các tổn thương đến răng.

Đối tượng cần dùng máng bảo vệ

Bất cứ ai cũng nên dùng máng bảo vệ, kể cả trẻ nhỏ hay người lớn, khi chơi các môn thể thao ví dụ như bóng đá, boxing, khúc côn cầu hay bóng rổ. Tuy nhiên, ngay cả khi chơi các môn thể thao không tiếp xúc (ví dụ như tập thể dục dụng cụ) và các hoạt động giải trí (như lướt ván hay leo núi), bạn cũng có nguy cơ bị chấn thương miệng và nên đeo máng bảo vệ.

Tại sao lại cần đeo máng bảo vệ khi chơi thể thao?

Vì tai nạn có thể xảy ra khi hoạt động thể chất nên máng bảo vệ răng có thể giúp hạn chế nguy cơ chấn thương ở các vùng trong miệng như lưỡi, môi và mô mềm trong miệng. Máng bảo vệ còn giúp bạn tránh được nguy cơ răng bị mẻ hoặc vỡ, tổn thương dân thần kinh răng hoặc thậm chí là mất răng.

Có thể đeo máng bảo vệ khi đang niềng răng không?

Có. Vì chấn thương vùng mặt có thể làm hỏng niềng răng hoặc các dụng cụ chỉnh nha khác nên máng bảo vệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những người đang niềng răng. Bạn cần lưu ý là, không được đeo hàm duy trì hay bất kì dụng cụ có thể tháo lắp nào trong khi chơi thể thao hoặc trong các hoạt động thể chất khác mà miệng có nguy cơ bị chấn thương.

Cách chăm sóc máng bảo vệ răng

  • Rửa máng bảo vệ bằng nước lạnh, nước xúc miệng, xà phòng dịu nhẹ hoặc kem đánh răng trước và sau mỗi lần dùng.
  • Để máng trong hộp cứng, có lỗ hở để bảo quản và di chuyển. Điều này giúp không khí có thể lưu thông và bảo vệ máng không bị hỏng. Nếu máng được làm bằng chất liệu acrylic thì bạn có thể để máng trong nước sạch.
  • Không để máng tiếp xúc với nhiệt độ cao – ví dụ như nước nóng, bề mặt nóng hay ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm máng bảo vệ bị biến dạng.
  • Thỉnh thoảng đeo máng bảo vệ để kiểm tra. Nếu bạn thấy có lỗ thủng hoặc vết rách hoặc máng bị lỏng hơn, gây khó chịu thì hãy thay một chiếc mới.
  • Mang máng bảo vệ theo khi đi kiểm tra răng miệng định kì để được bác sĩ kiểm tra.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: bảo vệ
Tin liên quan
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng
Xử lý cấp cứu các vấn đề răng miệng

Bất kì trường hợp răng miệng khẩn cấp nào như tổn thương đến răng, lợi cũng có thể trở nên nghiêm trọng và không nên bị coi nhẹ.

Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng
Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu (oil pulling) là một phương pháp chăm sóc răng miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phương pháp dân gian này được cho là có tác dụng làm trắng răng, giúp cho hơi thở thơm tho và cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.

Súc miệng bằng dầu dừa có an toàn không?
Súc miệng bằng dầu dừa có an toàn không?

Súc miệng bằng dầu là một phương pháp vệ sinh răng miệng có nguồn gốc từ xa xưa ở Ấn Độ. Mặc dù được cho là còn nhiều tác dụng khác nhưng phương pháp này chủ yếu được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn và kích thích tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây