Mãn kinh sớm điều trị bằng cách nào?
Khi phụ nữ có tuổi, cơ thể sẽ tạo ra ít estrogen và progesterone hơn. Đây là những hormone sinh dục nữ chính. Khi nồng độ những hormone này giảm xuống mức quá thấp, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt vĩnh viễn.
Phụ nữ chính thức mãn kinh sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Hầu hết phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45 đến 55 và độ tuổi mãn kinh trung bình là 51. Tuy nhiên ở một số phụ nữ, thời kỳ mãn kinh diễn ra sớm hơn.
Nếu bạn ở độ tuổi từ 35 đến 45 và không có kinh nguyệt từ ba tháng trở lên thì có thể bạn đang bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường. Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu lý do tại sao điều này lại xảy ra và có những phương pháp nào để điều trị mãn kinh sớm.
Mãn kinh sớm và mãn kinh quá sớm
Nếu thời kỳ mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi từ 40 đến 45 thì được gọi là mãn kinh sớm (early menopause).
Còn nếu thời kỳ mãn kinh bắt đầu trước 40 tuổi thì được gọi là mãn kinh quá sớm (premature menopause). Mãn kinh quá sớm còn được gọi là “suy buồng trứng nguyên phát” hay “suy buồng trứng sớm”.
Mãn kinh sớm không phổ biến và mãn kinh quá sớm còn hiếm gặp hơn. Chỉ có khoảng 1% phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh trước tuổi 40. (1)
Các dấu hiệu mãn kinh sớm
Các dấu hiệu của mãn kinh sớm cũng tương tự như dấu hiệu mãn kinh đúng tuổi, chỉ khác là xuất hiện sớm hơn. Một số dấu hiệu thường gặp gồm có:
- Kinh nguyệt không đều
- Không có kinh nguyệt (vô kinh)
- Bốc hỏa
- Đổ mồ hôi ban đêm
- Khô âm đạo
- Chán nản, ủ rũ, tâm trạng tiêu cực
- Lú lẫn, hay quên, giảm tập trung (sương mù não)
- Giảm ham muốn tình dục
Nếu bạn không có kinh nguyệt trong ba tháng trở lên thì nên đi khám. Ngoài mãn kinh còn có nhiều nguyên nhân khác gây mất kinh, chẳng hạn như:
- Stress
- Mang thai
- Bệnh tật
- Thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập luyện
- Tác dụng phụ của thuốc
- Biện pháp tránh thai
Mất kinh xảy ra do nồng độ estrogen thấp và điều này có thể dẫn đến giảm mật độ xương. Điều trị sớm là điều cần thiết để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương.
Nguyên nhân gây mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm hoặc quá sớm có thể xảy ra do hai nguyên nhân: sự giảm số lượng nang trứng và suy giảm chức năng nang trứng.
Khi những điều này xảy ra, trứng sẽ không trưởng thành hoặc được phóng khỏi buồng trứng và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt. Đây là những thay đổi tất yếu trong quá trình lão hóa ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu những thay đổi xảy ra sớm hơn bình thường thì sẽ phải tìm nguyên nhân.
Sự suy giảm số lượng nang trứng và rối loạn chức năng nang trứng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
- Sự lão hóa: Nguy cơ mãn kinh sớm tăng sau tuổi 35.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị mãn kinh sớm hoặc quá sớm thì bạn sẽ có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn.
- Rối loạn di truyền: Mặc một số rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Turner hoặc hội chứng Fragile X có thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm.
- Điều trị ung thư: Điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến mãn kinh sớm.
- Tiếp xúc với chất độc: Tiếp xúc với một số hóa chất độc hại trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm.
- Bệnh tự miễn: Hệ miễn dịch tấn công nhầm buồng trứng có thể dẫn đến mãn kinh sớm.
- Bệnh nhiễm trùng: Mặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus như quai bị có thể thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc tử cung sẽ dẫn đến mãn kinh sớm.
Chẩn đoán mãn kinh sớm
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về:
- Các triệu chứng và chu kỳ kinh nguyệt
- Tiền sử tiếp xúc với chất độc
- Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng (bao gồm cả khám vùng chậu) và yêu cầu:
- thử thai
- xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ một số hormone nhất định, gồm có FSH (follicle-stimulating hormone), estradiol, prolactin và AMH (anti-mullerian hormone)
- xét nghiệm DNA để xem mãn kinh sớm có phải do rối loạn di truyền hay không
Các tác hại của mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm và quá sớm làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gồm có:
- Vô sinh: Khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt, phụ nữ sẽ không thể thụ thai một cách tự nhiên.
- Trầm cảm và rối loạn lo âu: Sự thay đổi nội tiết tố và những vấn đề gặp phải vào thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác.
- Loãng xương: Sự sụt giảm estrogen sẽ làm giảm mật độ khoáng xương, dẫn đến loãng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
- Bệnh tim mạch: Nồng độ estrogen thấp còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Điều trị mãn kinh sớm
Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp dựa trên tình trạng cụ thể của từng người. Dưới đây là các biện pháp chính để điều trị mãn kinh sớm hoặc quá sớm.
Liệu pháp hormone thay thế
Liệu pháp hormone thay thế giúp bổ sung estrogen và progestin cho cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do mãn kinh như bốc hỏa. Liệu pháp hormone thay thế thường được sử dụg cho đến độ tuổi mãn kinh trung bình (khoảng 50 tuổi).
Liệu pháp hormone thay thế còn giúp ngăn ngừa loãng xương và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế vì phương pháp điều trị này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, cục máu đông và ung thư vú.
Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
Bổ sung canxi và vitamin D
Uống bổ sung canxi và vitamin D là điều cần thiết để ngăn ngừa loãng xương nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng này.
Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần cung cấp cho cơ thể 1.000 miligram canxi mỗi ngày từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. Phụ nữ trên 51 tuổi cần 1.200 miligram canxi mỗi ngày.
Lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày là khoảng 600 IU. Nhưng hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị phụ nữ trưởng thành bổ sung 600 - 800 IU vitamin D thông qua thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. (2)
Điều trị vô sinh
Những phụ nữ bị mãn kinh sớm hoặc quá sớm nếu vẫn muốn có con có thể cân nhắc phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người hiến tặng hoặc nhận con nuôi.
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý có thể giúp điều trị các vấn đề như trầm cảm, lo âu do mãn kinh.
Điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là một trong những tác dụng, ngoài hướng dẫn phổ biến của một số thuốc chống trầm cảm.
Trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi thất thường. Sự dao động hormone này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cả về thể chất và tinh thần.
Ở hầu hết phụ nữ, thời kỳ mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi cuối 40 đến đầu 50. Nhưng ở một số người, sự sản xuất estrogen suy giảm và chu kỳ kinh nguyệt kết thúc sớm hơn nhiều. Thời kỳ mãn kinh có thể bắt đầu trước tuổi 40 và thậm chí có thể xảy ra ở độ tuổi 20. Thời kỳ mãn kinh bắt đầu trước tuổi 40 được gọi là mãn kinh quá sớm (premature menopause).
Nếu bạn không muốn dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh thì có thể thử các biện pháp tự nhiên, ví dụ như tinh dầu. Một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu vào thời kỳ mãn kinh.
Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Trong khoảng thời gian này, nồng độ estrogen và progesterone sẽ sụt giảm. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh như loãng xương hoặc bệnh tim mạch.