1

Điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng tinh dầu

Nếu bạn không muốn dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh thì có thể thử các biện pháp tự nhiên, ví dụ như tinh dầu. Một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu vào thời kỳ mãn kinh.
Điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng tinh dầu Điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng tinh dầu

Mãn kinh là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Sau khi mãn kinh, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt và khả năng mang thai tự nhiên.

Mặc dù độ tuổi mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng đa số phụ nữ đều bước vào thời kỳ mãn kinh ở cuối độ tuổi 40 đến đầu 50. Khi một phụ nữ trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt thì người đó được xác định là đã mãn kinh.

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ horrmone estrogen và progesterone có sự thay đổi, dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày. Mặc dù không có cách nào có thể ngăn chặn mãn kinh nhưng có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng khó chịu do sự thay đổi nội tiết tố. Một trong những cách đó là sử dụng tinh dầu.

Các loại tinh dầu giúp giảm triệu chứng mãn kinh

Nếu bạn không muốn dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh thì có thể thử các biện pháp tự nhiên, ví dụ như tinh dầu. Một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu vào thời kỳ mãn kinh.

Tinh dầu là chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của thực vật như thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ…

Tinh dầu có thể được sử dụng cùng với máy khuếch tán, hít trực tiếp hoặc pha loãng với dầu nền rồi thoa lên da. Không uống các loại tinh dầu vì các hợp chất trong tinh dầu có thể gây độc khi vào bên trong cơ thể.

Dưới đây là 5 loại tinh dầu có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.

1. Tinh dầu xô thơm (clary sage)

Bốc hỏa là một triệu chứng điển hình của thời kỳ mãn kinh. Đó là cảm giác nóng đột ngột bên trong cơ thể, thường bắt đầu ở phần thân trên rồi nhanh chóng lan khắp toàn thân, đi kèm đỏ bừng mặt, cổ và ngực. Một cách tự nhiên để làm giảm các cơn bốc hỏa là xoa vài giọt tinh dầu xô thơm đã pha loãng ở sau gáy hoặc khắp bàn chân.

Để làm dịu cơn bốc hỏa nhanh hơn, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào khăn hoặc giấy ăn rồi đưa lên mũi và hít. Phương pháp này còn giúp cải thiện tinh thần.

Cây xô thơm còn được cho là có tác dụng làm chậm tốc độ mất xương và giảm nguy cơ loãng xương. Phụ nữ khi bước sang tuổi mãn kinh sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn do sự suy giảm estrogen. Bắt đầu từ giai đoạn này, quá trình phân hủy xương diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với quá trình hình thành xương mới.

2. Tinh dầu bạc hà (peppermint)

Tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp làm giảm bốc hỏa. Nhỏ hai giọt tinh dầu vào khăn giấy, sau đó đưa lên mũi và hít vào từ từ. Không nhỏ quá nhiều tinh dầu vào khăn.

Tinh dầu bạc hà còn giúp làm giảm tình trạng đau quặn bụng. Mặc dù không phổ biến sau khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn nhưng ở giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều phụ nữ bị đau quặn bụng trước và trong khi có kinh. Ở một số người, tình trạng đau quặn bụng vẫn tiếp diễn sau khi mãn kinh. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu bạn không còn kinh nguyệt mà vẫn bị đau quặn bụng thì nên đi khám.

3. Tinh dầu hoa oải hương (lavender)

Tinh dầu hoa oải hương có thể giúp cân bằng nội tiết tố và làm dịu cảm giác khó chịu ở vùng chậu. Nếu cảm thấy đau nhức ở vùng chậu, bạn có thể thử chườm lạnh lên khu vực này. Nhỏ một vài giọt tinh dầu oải hương đã pha loãng vào khăn chườm có thể giúp tăng hiệu quả.

Lưu ý chỉ nên chườm trong tối đa 30 phút. Nếu bạn cảm thấy châm chích hoặc nóng rát thì hãy ngừng chườm ngay và rửa sạch bằng nước.

Tinh dầu hoa oải hương còn có tác dụng thư giãn tinh thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Khó ngủ, mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác là vấn đề khá phổ biến trong thời kỳ mãn kinh. Sử dụng liệu pháp mùi hương với tinh dầu oải hương vào buổi tối có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

4. Tinh dầu phong lữ (geranium)

Tinh dầu phong lữ cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện sự cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ. Nhỏ vài giọt tinh dầu phong lữ vào khăn giấy rồi hít sẽ giúp giảm căng thẳng nhanh chóng. Tinh dầu phong lữ còn giúp cải thiện tình trạng khô da. Thêm một vài giọt tinh dầu đã pha loãng vào nước ấm và ngâm mình trong vài phút.

Nghiên cứu còn cho thấy tinh dầu phong lữ có tác dụng giảm lo âu và trầm cảm.

5. Tinh dầu húng tây (basil)

Nếu bạn đang tìm một cách tự nhiên để tăng mức estrogen hoặc cải thiện tâm trạng thì hãy thử tinh dầu húng tây. Bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu hoặc nhỏ tinh dầu vào giấy ăn và hít. Thoa tinh dầu húng tây đã pha loãng lên gáy hoặc bàn chân còn giúp làm giảm tình trạng bốc hỏa.

6. Tinh dầu cam chanh (citrus)

Liệu pháp mùi hương sử dụng tinh dầu cam chanh cũng có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy những phụ nữ sau mãn kinh hít tinh dầu cam chanh gặp phải ít triệu chứng về thể chất hơn và cải thiện ham muốn tình dục.

Tinh dầu cam chanh giúp giảm huyết áp tâm thu, cải thiện nhịp tim và nồng độ estrogen.

Tinh dầu cam chanh còn có đặc tính chống viêm và làm giảm cảm giác đau nhức.

Tuy nhiên, tinh dầu cam chanh khiến cho da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn thoa tinh dầu cam chanh lên da thì cần hạn chế tiếp xúc với nắng và che chắn thật kỹ khi ra ngoài trời.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu để làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tinh dầu có thể tương tác với một số loại thuốc.

Luôn phải pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi thoa lên da. Thoa tinh dầu không pha loãng có thể gây kích ứng và bỏng rát da. Một số loại dầu nền được dùng phổ biến để pha loãng tinh dầu là dầu dừa, dầu jojoba và dầu ô liu. Tỷ lệ pha thường là 30ml dầu nền với khoảng 12 giọt tinh dầu.

Bạn phải thử phản ứng dị ứng trước khi dùng bất kỳ loại tinh dầu nào. Sau khi pha loãng tinh dầu với dầu nền, chấm thử một ít hỗn hợp lên vùng da nhỏ bên trong cánh tay, sau đó chờ 24 giờ. Nếu da không có phản ứng gì thì mới dùng tinh dầu trên vùng da rộng hơn. Nếu da bị nóng rát, ngứa ngáy, châm chích hay mẩn đỏ sau khi thoa tinh dầu thì cần phải rửa sạch ngay lập tức và tuyệt đối không được dùng loại tinh dầu đó. Nếu bị dị ứng khi thoa một loại tinh dầu lên da thì bạn cũng có thể sẽ bị dị ứng khi hít loại tinh dầu đó.

Chỉ nên sử dụng bình xịt tinh dầu trong phòng thông thoáng.

Các cách khác để điều trị triệu chứng mãn kinh

Đôi khi, các triệu chứng mãn kinh cần điều trị bằng thuốc, ví dụ như liệu pháp hormone thay thế (HRT). Đây là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Liệu pháp hormone thay thế có cả dạng đường uống và dạng dùng tại chỗ (miếng dán, thuốc bôi, vòng và viên đặt âm đạo). Một số phụ nữ chỉ cần dùng estrogen trong khi một số người lại phải dùng cả estrogen và progestin.

Estrogen còn giúp làm giảm tình trạng khô âm đạo. Nếu bị khô âm đạo, bạn nên dùng estrogen tại chỗ. Estrogen tại chỗ có ít tác dụng phụ hơn so với estrogen đường uống.

Ngoài HRT còn có các loại thuốc khác để điều trị bốc hỏa vào thời kỳ mãn kinh, gồm có thuốc chống trầm cảm và gabapentin. Gabapentin là giải pháp thay thế dành cho những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sống cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh, ví dụ như tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và ăn uống lành mạnh.

Tóm tắt bài viết

Mãn kinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, khó ngủ và lo âu nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng này bằng các phương pháp tự nhiên như tinh dầu. Một số loại tinh dầu có lợi cho phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh gồm có tinh dầu xô thơm, oải hương, bạc hà, húng tây, phong lữ và tinh dầu cam chanh. Nếu đã thử các biện pháp điều trị tự nhiên mà không hiệu quả, bạn có thể cần sử dụng thuốc, ví dụ như liệu pháp hormone thay thế hay thuốc chống trầm cảm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các biện pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh
Các biện pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ phải trải qua nhiều triệu chứng do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone như bốc hỏa, mất ngủ, trầm cảm, đau vú và tâm trạng thất thường. Tuy nhiên, không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị những triệu chứng này.

Kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh bằng cách nào?
Kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh bằng cách nào?

Trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi thất thường. Sự dao động hormone này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cả về thể chất và tinh thần.

Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh là gì? Điều trị bằng cách nào?
Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh là gì? Điều trị bằng cách nào?

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất là tuổi dậy thì). Vào thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố có sự thay đổi, dẫn đến một loạt các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, bốc hỏa, rụng tóc, tâm trạng thay đổi thất thường,... Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh (genitourinary syndrome of menopause - GSM) là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến âm đạo, âm hộ và đường tiết niệu dưới.

Phương pháp điều trị các triệu chứng mãn kinh
Phương pháp điều trị các triệu chứng mãn kinh

Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, xảy ra khi buồng trứng giảm sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone. Vào thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt thưa dần và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn.

Giảm triệu chứng mãn kinh bằng cây xô thơm
Giảm triệu chứng mãn kinh bằng cây xô thơm

Cây xô thơm (tên tiếng Anh là sage, tên khoa học là Salvia) là một loài thực vật thuộc họ Hoa môi (cùng họ với bạc hà). Có hơn 900 loại xô thơm khác nhau, một số loại được sử dụng làm gia vị nấu ăn và thuốc chữa bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây