Lợi ích của dưa chuột đối với bệnh tiểu đường
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) xếp dưa chuột vào nhóm rau củ không chứa tinh bột. Một nghiên cứu vào năm 2011 của Đại học Newcastle đã chỉ ra rằng thực hiện chế độ ăn ít calo gồm chủ yếu các loại rau củ không chứa tinh bột có thể giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường type 2. (1)
Giá trị dinh dưỡng của dưa chuột
Dưa chuột thuộc họ Bầu bí, có lớp vỏ ngoài màu xanh trắng, mọng nước, vị ngọt, mát, ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nửa chén dưa chuột sống thái lát chứa:
- 8 calo
- Carbohydrate: 1,89 gram
- Chất xơ: 0,3 gram
- Đường: 0,87 gram
- Protein 0,34 gram
- Chất béo: 0,06 gram
Ngoài ra, dưa chuột còn cung cấp:
Dưa chuột là nguồn cung cấp một số hợp chất thực vật có đặc tính chống lại hoặc ngăn ngừa bệnh tật như:
- Flavonoid
- Lignan
- Triterpenes
Chỉ số đường huyết của dưa chuột
Chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) cho biết tốc độ làm tăng lượng đường (glucose) trong máu của một loại thực phẩm. Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao thì đường trong máu sẽ tăng càng nhanh sau khi ăn. Chỉ số đường huyết của dưa chuột là 15. Tất cả những thực phẩm có GI dưới 55 đều được coi là GI thấp.
Để so sánh, dưới đây là GI của một số loại trái cây phổ biến khác:
- Bưởi: 25
- Táo: 38
- Chuối: 52
- Dưa hấu: 72
Dưa chuột có thể làm giảm đường trong máu
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất dưa chuột có thể làm giảm lượng đường trong máu nhưng cần nghiên cứu thêm trên người để kiểm chứng lợi ích này.
Trong một nghiên cứu vào năm 2011, những con chuột mắc bệnh tiểu đường đã giảm lượng đường trong máu sau 9 ngày uống chiết xuất từ hạt dưa chuột.
Một nghiên cứu vào năm 2012 chỉ ra rằng các hợp chất thực vật trong quả dưa chuột có tác dụng làm giảm mức đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Một bài báo nghiên cứu vào năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Dược liệu (Journal of Medicinal Plant Research) đã chứng minh rằng bột dưa chuột giúp điều trị và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường ở chuột.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều sử dụng chiết xuất dưa chuột. Cần có thêm nghiên cứu để xem ăn dưa chuột nguyên quả có mang lại lợi ích tương tự hay không.
Tóm tắt bài viết
Bất kể quả dưa chuột có tác dụng trong điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường hay không, đây vẫn là một loại rau bổ dưỡng mà người bệnh tiểu đường có thể ăn thoải mái. Nếu cần tư vấn về chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.
Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.
Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.
Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.